Báo chí đối ngoại là gì? Báo chí đối ngoại về các vấn đề quan trọng thì được đăng và phát ở đâu?
Báo chí đối ngoại là gì?
Báo chí đối ngoại được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT như sau:
1. Báo chí đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại.
2. Báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình không bao gồm báo chí đối ngoại quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo chí đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại.
Báo chí đối ngoại là gì? (Hình từ Internet)
Báo chí đối ngoại về các vấn đề quan trọng thì được đăng và phát ở đâu?
Báo chí đối ngoại về các vấn đề quan trọng thì được đăng và phát ở đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT như sau:
Đối với báo chí đối ngoại
1. Đối với thông tin về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới: Sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, việc đăng, phát được thực hiện như sau:
a) Vị trí đăng, phát: Trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại;
b) Thời gian đăng, phát: Chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
2. Đối với thông tin giải thích, làm rõ: Đăng, phát ở vị trí dễ tiếp cận, vào thời gian sớm nhất.
3. Đối với các nội dung thông tin đối ngoại khác quy định tại Điều 4 Thông tư này: Đăng, phát vào thời gian trong ngày.
4. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài:
a) Tăng số lượng tin, bài, chương trình sản xuất tiếng nước ngoài (không qua quy trình chuyển ngữ) để đăng, phát trên báo chí;
b) Chủ động tăng số lượng ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài để phục vụ đối tượng thông tin đối ngoại ở các quốc gia khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các thứ tiếng ở địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại theo từng thời kỳ.
Như vậy, theo quy định trên, đối với báo chí đối ngoại về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới, sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam thì vị trí đăng phát như sauL
- Được đăng, phát tại trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; Và bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
Cục Thông tin đối ngoại có trách nhiệm gì trong việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?
Cục Thông tin đối ngoại có trách nhiệm như thế nào trong việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Cục Thông tin đối ngoại có trách nhiệm:
a) Theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Đánh giá hiệu quả việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí;
c) Cung cấp thông tin, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại;
d) Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển báo chí đối ngoại.
2. Cục Báo chí có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo in và báo điện tử.
3. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các đài phát thanh, truyền hình.
Theo quy định trên, trong việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí thì Cục Thông tin đối ngoại có các trách nhiệm sau:
- Theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Đánh giá hiệu quả việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí;
- Cung cấp thông tin, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại;
- Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển báo chí đối ngoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?