Báo cáo tự đánh giá trường mầm non được trình bày như thế nào? Báo cáo tự đánh giá này đạt yêu cầu khi nào?
Báo cáo tự đánh giá trường mầm non là gì? Báo cáo tự đánh giá được trình bày như thế nào?
Theo tiết a, b tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
Viết báo cáo tự đánh giá
a) Báo cáo TĐG là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường.
Kết quả TĐG được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của hướng dẫn này (tham khảo Phụ lục 6).
b) Báo cáo TĐG cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đủ các nội dung liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo TĐG được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đủ các mục: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Những nội dung trình bày trong các Phiếu đánh giá tiêu chí đã được Hội đồng TĐG chấp thuận, thì đưa vào báo cáo TĐG.
Theo đó, báo cáo tự đánh giá là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường.
Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của hướng dẫn này. Tham khảo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018.
Báo cáo tự đánh giá cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đủ các nội dung liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn.
Đối với mỗi tiêu chí cần có đủ các mục: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Những nội dung trình bày trong các Phiếu đánh giá tiêu chí đã được Hội đồng tự đánh giá chấp thuận, thì đưa vào báo cáo tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá trường mầm non (Hình từ Internet)
Báo cáo tự đánh giá trường mầm non đạt yêu cầu khi nào?
Theo tiết c tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
Viết báo cáo tự đánh giá
...
c) Báo cáo TĐG đạt yêu cầu khi: trình bày theo hình thức và cấu trúc của hướng dẫn này; không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp; không mâu thuẫn giữa các nội dung trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí; các minh chứng phải đủ, rõ ràng và thuyết phục; có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức đạt được của chỉ báo, tiêu chí; đánh giá đúng thực trạng của nhà trường; mục “Mô tả hiện trạng” phải đúng, đủ nội hàm; xác định đúng điểm mạnh và điểm yếu theo từng tiêu chí; kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu chí phải phù hợp và khả thi; mức đạt được của tiêu chí do nhà trường đề xuất là thoả đáng.
...
Như vậy, báo cáo tự đánh giá trường mầm non đạt yêu cầu khi:
- Trình bày theo hình thức và cấu trúc của hướng dẫn này;
- Không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp;
- Không mâu thuẫn giữa các nội dung trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí;
- Các minh chứng phải đủ, rõ ràng và thuyết phục;
- Có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức đạt được của chỉ báo, tiêu chí;
- Đánh giá đúng thực trạng của nhà trường;
- Mục “Mô tả hiện trạng” phải đúng, đủ nội hàm;
- Xác định đúng điểm mạnh và điểm yếu theo từng tiêu chí;
- Kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu chí phải phù hợp và khả thi;
- Mức đạt được của tiêu chí do nhà trường đề xuất là thoả đáng.
Dự thảo báo cáo tự đánh giá trường mầm non phải được chuyển cho ai?
Theo tiết d tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:
Viết báo cáo tự đánh giá
...
d) Dự thảo báo cáo TĐG phải được chuyển cho các nhóm công tác, cá nhân cung cấp minh chứng để xác minh lại các minh chứng đã được sử dụng và tính chính xác của các nhận định, kết luận rút ra từ đó. Các nhóm công tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.
đ) Dự thảo cuối cùng của báo cáo TĐG được công bố lấy ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Hội đồng TĐG nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo, ký xác nhận vào bản báo cáo TĐG sau khi đã đọc và nhất trí với nội dung báo cáo TĐG.
e) Sau khi bản báo cáo TĐG được Hội đồng TĐG nhất trí thông qua, hiệu trưởng xem xét, ký tên, đóng dấu. Bản chính báo cáo TĐG (có thể là 02 bản) được lưu trữ tại nhà trường, được gửi đến cấp có thẩm quyền để báo cáo hoặc để đăng ký đánh giá ngoài (nếu đủ điều kiện đăng ký đánh giá ngoài). Bản sao báo cáo TĐG được lưu tại thư viện hoặc phòng truyền thống hoặc trong tủ hồ sơ lưu trữ của nhà trường; báo cáo TĐG được phép mượn và sử dụng theo quy định của hiệu trưởng.
Theo quy định trên, dự thảo báo cáo tự đánh giá trường mầm non phải được chuyển cho các nhóm công tác, cá nhân cung cấp minh chứng để xác minh lại các minh chứng đã được sử dụng và tính chính xác của các nhận định, kết luận rút ra từ đó.
Các nhóm công tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?