Báo cáo thỉnh thị là gì? Có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không?

Ban hỗ trợ cho tôi hỏi "báo cáo thỉnh thị" là gì? Và những vấn đề nào thì bắt buộc phải báo cáo thỉnh thị, những vấn đề không được quy định mà muốn báo cáo thỉnh thị thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Báo cáo thỉnh thị là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...] 3. Báo cáo thỉnh thị là việc Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để xin ý kiến về việc giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể. [...]"

Có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không?

Căn cứ theo Điều 11 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:

"Điều 11. Báo cáo thỉnh thị
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ án, vụ việc sau đây:
a) Trước khi Viện kiểm sát quyết định khởi tố bị can hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; phê chuẩn hoặc ra lệnh bắt bị can để tạm giam; phê chuẩn hoặc ra lệnh tạm giam bị can trong những vụ án do Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Ban Thường vụ thành ủy, tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; bị can là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên; bị can là người có chức sắc trong các tôn giáo; bị can là người có uy tín cao trong dân tộc ít người; bị can là nhân sỹ, trí thức có các danh hiệu do Nhà nước phong, tặng;
b) Những vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc về đường lối giải quyết giữa cấp ủy hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa phương không thống nhất được quan điểm;
c) Những vụ án, vụ việc do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định nhưng khi giải quyết có khó khăn, vướng mắc;
d) Những vụ án, vụ việc có cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ án, vụ việc khác ngoài những vụ án, vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này mà có khó khăn, vướng mắc."

Như vậy ngoài những vụ án, vụ việc quy định phải báo cáo thỉnh thị thì Viện kiểm sát cấp dưới cũng có thể báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên đối với những vụ án, vụ việc khác mà có khó khăn, vướng mắc trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi.

Báo cáo thỉnh thị

Báo cáo thỉnh thị (Hình từ Internet)

Việc báo cáo thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:

"Điều 12. Việc báo cáo thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới
1. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản do lãnh đạo Viện kiểm sát ký và kèm theo các tài liệu có liên quan đến nội dung thỉnh thị.
2. Ngay sau khi (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này) hoặc chậm nhất 03 ngày (đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 11 Quy định này) kể từ khi xác định vụ án, vụ việc thuộc trường hợp phải thỉnh thị, Viện kiểm sát cấp dưới phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát, Ủy ban kiểm sát; trường hợp cần thiết, có thể xin ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.
Sau khi tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát, Ủy ban kiểm sát hoặc xin ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương, Viện kiểm sát cấp dưới phải xây dựng báo cáo thỉnh thị và gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể phương án giải quyết; nêu cụ thể khó khăn, vướng mắc không tự giải quyết được, ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có).
3. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân về việc không thỉnh thị hoặc thỉnh thị chậm, dẫn đến để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ; báo cáo thỉnh thị thực hiện không đúng quy định tại Điều 11 Quy định này, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Viện kiểm sát cấp dưới có trách nhiệm theo dõi việc trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp trên. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên không trả lời hoặc chậm trả lời mà không có thông báo bằng văn bản thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới phải trực tiếp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên; nếu sau khi báo cáo vẫn không được trả lời thì có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên một cấp xem xét, giải quyết về việc Viện kiểm sát cấp trên không trả lời hoặc chậm trả lời và có quyền đề nghị Viện kiểm sát cấp trên một cấp trả lời đối với nội dung thỉnh thị.
5. Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Viện kiểm sát cấp trên, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp dưới cùng với Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc trực tiếp báo cáo các nội dung liên quan đến việc thỉnh thị."

Như vậy việc báo cáo thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới được thực hiện như quy định này.

Báo cáo thỉnh thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo thỉnh thị trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự thực hiện theo Quy chế nào?
Pháp luật
Báo cáo thỉnh thị là gì? Có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo cáo thỉnh thị
4,802 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo cáo thỉnh thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào