Báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân chuẩn Thông tư 02?
- Báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân chuẩn Thông tư 02?
- Trách nhiệm kê khai trong báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
- Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân chuẩn Thông tư 02?
Báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-VKSTC.
Mẫu số 03: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân và Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tập thể lao động xuất sắc; Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác.
Mẫu số 06: Báo cáo thành tích đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác.
Mẫu số 08: Báo cáo thành tích đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Giấy khen cho tập thể có thành tích xuất sắc đột xuất.
Mẫu số 09: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo phong trào thi đua chuyên đề hoặc thi đua chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước cho tập thể.
Mẫu số 10: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Giấy khen cho tổ chức nước ngoài.
Báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân chuẩn Thông tư 02? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm kê khai trong báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Trách nhiệm kê khai trong báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tập trung, thống nhất công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trực thuộc cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai các phong trào thi đua; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể và cá nhân có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:
a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.
...
Theo đó, tập thể thực hiện kê khai báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.
Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 17 Luật Thi đua, khen thưởng; gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân.
Tập thể, cá nhân tự nguyện đăng ký, tham gia phong trào thi đua.
- Phong trào thi đua thường xuyên có các hoạt động sau:
+ Thi đua trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;
+ Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
+ Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;
+ Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
+ Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng;
+ Công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.
- Phong trào thi đua theo chuyên đề có các hoạt động sau:
+ Hưởng ứng phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước phát động;
+ Phát động, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các sự kiện lớn của Ngành;
+ Phát động, tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động?
- Tiêu chí xét thưởng định kỳ hằng năm của Bộ Nội vụ là gì? Thưởng định kỳ hằng năm áp dụng đối với cá nhân nào?
- Chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán là chứng khoán tự do chuyển nhượng đúng không?
- Thời hạn tiếp nhận người thực hành công tác xã hội? Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về công tác xã hội?
- Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được ký hợp đồng nhân danh công ty trong trường hợp nào?