Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm những nội dung nào?
- Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm những nội dung nào?
- Tổ chức xin cấp phép phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
- Ai có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm những nội dung nào?
Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BKHCN như sau:
Nội dung Báo cáo PTAT-XD
1. Báo cáo PTAT-XD gồm 15 (mười lăm) nội dung: giới thiệu chung; mô tả chung nhà máy điện hạt nhân; quản lý an toàn; đánh giá địa Điểm; các khía cạnh thiết kế chung; mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân; phân tích an toàn; chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử; các khía cạnh vận hành; các Điều kiện và giới hạn vận hành; bảo vệ bức xạ; ứng phó sự cố; các khía cạnh môi trường; quản lý chất thải phóng xạ; tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.
2. Các nội dung của Báo cáo PTAT-XD được quy định chi Tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm 15 nội dung sau:
- Giới thiệu chung;
- Mô tả chung nhà máy điện hạt nhân;
- Quản lý an toàn;
- Đánh giá địa Điểm;
- Các khía cạnh thiết kế chung;
- Mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân;
- Phân tích an toàn;
- Chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử;
- Các khía cạnh vận hành;
- Các Điều kiện và giới hạn vận hành;
- Bảo vệ bức xạ;
- Ứng phó sự cố;
- Các khía cạnh môi trường;
- Quản lý chất thải phóng xạ;
- Tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.
Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức xin cấp phép phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Tổ chức xin cấp phép phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BKHCN về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo PTAT-XD như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo PTAT-XD
1. Tổ chức xin cấp phép phải nộp 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Việt và 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Anh của Báo cáo PTAT-XD và văn bản đề nghị thẩm định tới Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân). Ngoài các bản in, Tổ chức xin cấp phép phải nộp bản điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh) của Báo cáo PTAT-XD.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức xin cấp phép phải nộp 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Việt và 01 bộ hồ sơ (bản in) bằng tiếng Anh của báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân và văn bản đề nghị thẩm định tới Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài các bản in, tổ chức xin cấp phép phải nộp bản điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh) của báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Ai có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Ai có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BKHCN về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo PTAT-XD như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo PTAT-XD
…
2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có văn bản yêu cầu Tổ chức xin cấp phép bổ sung thông tin và các tài liệu cần thiết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định Báo cáo PTAT-XD trong thời hạn 15 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trong quá trình thẩm định Báo cáo PTAT-XD, Tổ chức xin cấp phép có trách nhiệm giải trình khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có văn bản yêu cầu Tổ chức xin cấp phép bổ sung thông tin và các tài liệu cần thiết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?