Báo cáo kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải trình bày những vấn đề nào? Báo cáo đột xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Báo cáo kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải trình bày những vấn đề nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về báo cáo kiểm toán như sau:
Báo cáo kiểm toán
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và đơn vị, bộ phận được kiểm toán trong thời hạn tối đa không quá 01 tháng, kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng.
3. Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của đơn vị và lý do.
Theo quy định trên, báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ những vấn đề sau:
+ Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán.
+ Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này.
+ Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán.
+ Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm.
+ Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng.
Báo cáo kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Báo cáo đột xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất theo quy định sau:
a) Báo cáo ngay cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
b) Thông báo kịp thời cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định.
c) Sau khi đã thông báo cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Trường hợp kiểm toán nội bộ chi nhánh ngân hàng nước ngoài do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, Ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có những nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 27 nêu trên.
Báo cáo kiểm toán thường niên được gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn nào?
Theo Điều 28 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về báo cáo kiểm toán thường niên như sau:
Báo cáo kiểm toán thường niên
1. Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Trưởng kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc). Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.
2. Chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước với những nội dung như quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Như vậy, chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
Đối với Quỹ tín dụng nhân dân thì phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?