Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ai phê duyệt? Công tác khảo sát xây dựng được quản lý như thế nào?
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ai phê duyệt?
Tại Điều 34 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định về việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng như sau:
Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng theo quy định tại Nghị định này để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.
2. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Ngoài ra, Chủ đầu tư còn được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng theo quy định tại Nghị định 175/2024/NĐ-CP để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do ai phê duyệt? Công tác khảo sát xây dựng được quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm những gì?
Theo Điều 33 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định về nội dung của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Theo đó nội dung của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải bao gồm đầy đủ:
- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
- Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
- Kết luận và kiến nghị.
- Các phụ lục kèm theo.
Công tác khảo sát xây dựng phải được quản lý như thế nào?
Theo Điều 32 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì việc quản lý công tác khảo sát xây dựng được quy định như sau:
Quản lý công tác khảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng.
Như vậy việc quản lý công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ các quy định dưới đây:
- Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
- Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng;
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
Lưu ý: Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn khấn khi chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni? Có thể chiêm bái Xá lợi Phật tại Núi Bà Đen vào ngày nào?
- Nghị định 95/2025/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra sao? Tải về Nghị định 95?
- Khi nào sáp nhập tỉnh xong? Hoàn thiện sáp nhập tỉnh thành 2025 vào thời gian nào? Danh sách 34 tỉnh thành mới thế nào?
- Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào?
- 50+ Lời chúc mừng sinh nhật Tháng 5 hay và ý nghĩa? Stt chúc mừng sinh nhật Tháng 5 hài hước, độc đáo?