Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm phải thực hiện bằng hình thức nào và có bao nhiêu chế độ báo cáo?
Giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh.
Theo đó, giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm những hoạt động sau:
- Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
- Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Giám sát trung gian truyền bệnh.
Giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 21 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan về chủng loại, đặc tính sinh học và phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Như vậy, giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung sau:
- Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
- Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan về chủng loại, đặc tính sinh học và phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
- Giám sát trung gian truyền bệnh bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Giám sát bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm phải thực hiện bằng hình thức nào và có bao nhiêu chế độ báo cáo?
Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm phải được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế. Nội dung báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm phải được thực hiện bằng văn bản; trong trường hợp khẩn cấp, có thể thực hiện việc báo cáo thông qua fax, thư điện tử, điện tín, điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải gửi báo cáo bằng văn bản.
3. Chế độ báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Báo cáo định kỳ;
b) Báo cáo nhanh;
c) Báo cáo đột xuất.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi nhận được báo cáo phải xử lý thông tin và thông báo cho cơ quan gửi báo cáo.
5. Trong trường hợp xác định có dịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế phải báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp trên và người có thẩm quyền công bố dịch.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm phải được thực hiện bằng văn bản; trong trường hợp khẩn cấp, có thể thực hiện việc báo cáo thông qua fax, thư điện tử, điện tín, điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải gửi báo cáo bằng văn bản.
- Chế độ báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm:
+ Báo cáo định kỳ;
+ Báo cáo nhanh;
+ Báo cáo đột xuất.
Các cơ quan có trách nhiệm gì khi giám sát bệnh truyền nhiễm?
Theo Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.
5. Trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm thực hiện việc xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật trong giám sát bệnh truyền nhiễm.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ khác khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thì có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong hoạt động giám sát.
Theo đó, các cơ quan thực hiện trách nhiệm nêu trên khi giám sát bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?