Báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải bao gồm những nội dung nào?
- Việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải bao gồm những nội dung nào?
- Báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng phương thức nào?
Việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 44/2019/TT-BGTVT quy định nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ như sau:
Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ
1. Chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chế độ báo cáo định kỳ phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Bảo đảm cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giao thông vận tải.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Như vậy, theo quy định thì việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
(2) Chế độ báo cáo định kỳ phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần quy định tại Điều 5 Thông tư 44/2019/TT-BGTVT.
(3) Bảo đảm cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giao thông vận tải.
(4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2019/TT-BGTVT quy định về thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ như sau:
Thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ
1. Khi đưa ra yêu cầu về một báo cáo định kỳ trong Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT, phải quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung sau:
a) Tên báo cáo;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo;
d) Cơ quan nhận báo cáo;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
e) Thời hạn gửi báo cáo;
g) Tần suất thực hiện báo cáo;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo;
i) Mẫu đề cương báo cáo;
k) Biểu mẫu số liệu báo cáo;
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
...
Như vậy, theo quy định khi đưa ra yêu cầu về một báo cáo định kỳ trong Thông tư của Bộ trưởng Bộ Bộ Giao thông vận tải thì phải thể hiện cụ thể, rõ ràng các nội dung sau:
(1) Tên báo cáo;
(2) Nội dung yêu cầu báo cáo;
(3) Đối tượng thực hiện báo cáo;
(4) Cơ quan nhận báo cáo;
(5) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
(6) Thời hạn gửi báo cáo;
(7) Tần suất thực hiện báo cáo;
(8) Thời gian chốt số liệu báo cáo;
(9) Mẫu đề cương báo cáo;
(10) Biểu mẫu số liệu báo cáo;
(11) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Báo cáo định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng phương thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 44/2019/TT-BGTVT quy định thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ như sau:
Thành phần, nội dung và yêu cầu của một báo cáo định kỳ
...
2. Một chế độ báo cáo định kỳ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
...
c) Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo. Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
d) Phương thức gửi, nhận báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua Fax; gửi qua hệ thống thư điện tử, gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
đ) Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
...
Như vậy, tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo mà báo cáo định kỳ có thể được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
(1) Gửi trực tiếp;
(2) Gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi qua Fax;
(3) Gửi qua hệ thống thư điện tử;
(4) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;
(5) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?