Báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có thể được lập theo phương thức văn bản điện tử không?
- Cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi lập báo cáo định kỳ cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
- Báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có thể được lập theo phương thức văn bản điện tử không?
- Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng?
Cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng khi lập báo cáo định kỳ cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Theo Điều 2 Thông tư 58/2020/TT-BQP thì khi lập báo cáo định kỳ, cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; đồng thời, làm cơ sở phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện báo cáo đối với Hội đồng nhân dân cùng cấp.
(2) Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, người có thẩm quyền.
(3) Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng phải được ban hành đúng thẩm quyền và đối tượng yêu cầu báo cáo, rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lặp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa về số lượng, tần suất báo cáo định kỳ, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
(4) Số liệu báo cáo định kỳ đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp và đơn vị tính, bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin báo cáo.
(5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số, phương thức gửi báo cáo qua hệ thống phần mềm, tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có thể được lập theo phương thức văn bản điện tử không? (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có thể được lập theo phương thức văn bản điện tử không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BQP quy định về hình thức lập báo cáo định kỳ như sau:
Nội dung chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo định kỳ
1. Nội dung chế độ báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Hình thức báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử do người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định.
...
Theo quy định trên thì các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có thể lập báo cáo định kỳ theo hình thức văn bản điện tử.
Tuy nhiên, cần đảm bảo trong báo cáo định kỳ thể hiển đủ các nội dung theo quy định tại Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, cụ thể là các nội dung sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo;
- Biểu mẫu số liệu báo cáo;
- Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BQP quy định về trách nhiệm của các cơ quan đơn vị như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Văn phòng Bộ Quốc phòng:
a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;
b) Công bố danh mục các báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
c) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo định kỳ thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;
d) Phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 và các cơ quan có liên quan, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Quốc phòng bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
2. Bộ Tư lệnh 86:
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Quốc phòng;
b) Chủ trì, hướng dẫn công tác công nghệ thông tin để Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Quốc phòng kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo quy định, hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
...
Từ quy định trên thì đối với việc thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì Văn phòng bộ có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện báo cáo đình kỳ của các cơ quan, đơn vị;
- Tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;
- Công bố danh mục các báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng để các cơ quan nắm bắt thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?