Báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những báo cáo gì? Báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện như thế nào?
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những báo cáo gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
1. Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo ban đầu; báo cáo đột xuất; báo cáo thỉnh thị; báo cáo chuyên đề; báo cáo theo quy chế nghiệp vụ và báo cáo khác theo yêu cầu.
...
Theo quy định trên, báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm:
- Báo cáo định kỳ công tác;
- Báo cáo ban đầu;
- Báo cáo đột xuất;
- Báo cáo thỉnh thị;
- Báo cáo chuyên đề;
- Báo cáo theo quy chế nghiệp vụ và báo cáo khác theo yêu cầu.
Báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những báo cáo gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
...
2. Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo công tác tuần; báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần; báo cáo công tác tháng; báo cáo công tác quý; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng kết công tác năm; các báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng; báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm; báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành.
Theo đó, báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm:
- Báo cáo công tác tuần;
- Báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần;
- Báo cáo công tác tháng;
- Báo cáo công tác quý;
- Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm;
- Báo cáo tổng kết công tác năm;
- Các báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng;
- Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm;
- Báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành.
Báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
...
3. Báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng và gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quản lý. Ngoài báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh còn phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị;
b) Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát các cấp xây dựng, gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm theo dõi, quản lý chuyên môn của Viện kiểm sát cấp trên; các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đến Thủ trưởng các đơn vị tương ứng của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Báo cáo định kỳ phải gửi cho đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng và gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quản lý.
Ngoài báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh còn phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát các cấp xây dựng, gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm theo dõi, quản lý chuyên môn của Viện kiểm sát cấp trên.
Báo cáo định kỳ công tác phải gửi cho đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?