Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
- Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
- Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí bao gồm những nội dung nào?
- Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thực hiện việc xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn bao gồm báo cáo đánh giá rủi ro không?
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý rủi ro về an toàn
1. Nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình dầu khí, máy móc, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
2. Công tác quản lý rủi ro bao gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí làm cơ sở để triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức chấp nhận được theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có hoán cải, thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí;
c) Nhà thầu phải xác định các vị trí, các điều kiện cụ thể có rủi ro cao cần phải quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu.
Theo đó, báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí cần phải được cập nhật khi có thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí.
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không? (Hình từ Internet)
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tài liệu về quản lý an toàn
1. Khi tiến hành hoạt động dầu khí, nhà thầu có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí bao gồm:
a) Chương trình quản lý an toàn;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro;
c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
2. Chương trình quản lý an toàn gồm các nội dung chính sau:
a) Chính sách và các mục tiêu về an toàn;
b) Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn;
c) Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động;
d) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;
đ) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định về giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
e) Quản lý an toàn của các nhà thầu dịch vụ, tổ chức, cá nhân.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
a) Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
b) Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;
c) Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
d) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
...
Theo đó, báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
- Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;
- Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thực hiện việc xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn bao gồm báo cáo đánh giá rủi ro không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Yêu cầu về an toàn dầu khí
...
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
a) Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;
d) Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;
...
Theo đó, tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện việc xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn bao gồm việc báo cáo đánh giá rủi ro và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm nhà là gì? Việc đánh tên nhóm nhà trong dự án khu công nghiệp có hình thành nhóm nhà được thực hiện như thế nào?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với công suất bao nhiêu thì được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực?
- Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
- Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt vào thời gian nào? Sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào?