Bằng trung cấp chuyên nghiệp có thể thay thế cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hay không?
Bằng trung cấp chuyên nghiệp có thể thay thế cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hay không?
Theo như Công văn 3645/BGDĐT-GDCN năm 2016 về bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp của đối tượng có đầu vào trình độ trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì:
Người học đã có bằng tốt nghiệp TCCN nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), nếu đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tạo TCCN (dành cho đối tượng đã có bằng tốt nghiệp THCS) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp TCCN của người học nói trên được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao.
Mặc dù bạn đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp đồng thời đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì bạn vẫn có thể sử dụng bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp để sử dụng thay thế cho bằng tốt nghiệp THPT để học cao lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là Công văn hướng dẫn thực hiện, là một dạng văn bản hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung thực hiện, nên việc nhà trường từ chối vẫn có thể chấp nhận được. Vì nhà trường có thể xem xét ngành mà bạn muốn theo học với bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp thì bạn có đáp ứng tiêu chuẩn hay không.
Trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến nhà trường kèm theo trích dẫn tại Công văn này đồng thời bày tỏ nguyện vọng được theo học để nhà trường xem xét, trả lời chính xác cho bạn bằng văn bản.
Bằng tốt nghiệp THPT (Hình từ Internet)
Ai chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT?
Người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 45 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Cấp phát và quản lý Bằng tốt nghiệp THPT
1. Các đối tượng dự thi quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp THPT. 2. Giám đốc sở GDĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT, cấp bản sao Bằng tốt nghiệp THPT và các loại giấy chứng nhận liên quan đến việc cộng điểm khuyến khích, xếp diện ưu tiên, bảo lưu kết quả trong kỳ thi theo quy định của Bộ GDĐT.
Theo đó, người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT là Giám đốc sở GDĐT.
Những trường hợp nào được đặc cách tốt nghiệp THPT?
Những trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 37 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Những người đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
- Điều kiện: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;
- Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Người học thuộc các đối tượng đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.
- Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên;
- Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
Thủ tục đặc cách tốt nghiệp THPT được thực hiện như sau:
- Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho sở GDĐT;
- Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?