Băng giá được hiểu như thế nào? Băng giá có được xem là hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm không?
Băng giá được hiểu như thế nào?
Băng giá được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT như sau:
Băng giá là hiện tượng khi hơi nước bốc lên, gặp không khí lạnh ở bề mặt ngưng tụ thành các hạt nước đá li ti.
Băng giá là gì? (Hình từ Internet)
Băng giá có được xem là hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm không?
Băng giá có được xem là hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm không, thì theo Điều 1 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bao gồm: Áp thấp nhiệt đới, bão; mưa lớn; lũ, ngập lụt; lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối; nắng nóng; hạn hán, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán; xâm nhập mặn; dông, lốc, sét, mưa đá; gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng, triều cường, sương mù.
Theo quy định trên, hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm gồm:
- Áp thấp nhiệt đới, bão;
- Mưa lớn;
- Lũ, ngập lụt;
- Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy;
- Không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối;
- Nắng nóng;
- Hạn hán, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán;
- Xâm nhập mặn;
- Dông, lốc, sét, mưa đá;
- Gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng, triều cường, sương mù.
Như vậy, băng giá được xem là hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo về băng giá được thực hiện như thế nào?
Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo về băng giá được thực hiện theo khoản 5 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT như sau:
(1) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
- Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối theo quy định tại khoản 2 Điều 23 và khoản 2 Điều 24 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Điều 23. Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối
1. Tin cảnh báo lốc, sét, mưa đá được ban hành khi phát hiện lốc, sét, mưa đá có khả năng xảy ra.
2. Tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối được ban hành khi phát hiện rét hại, sương muối có khả năng xảy ra trước 24 giờ.
Điều 24. Nội dung tin dự báo, cảnh báo lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối
1. Nội dung tin cảnh báo lốc, sét, mưa đá
a) Tiêu đề Tin cảnh báo lốc, sét, mưa đá trên khu vực cụ thể;
b) Cảnh báo khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và khu vực ảnh hưởng;
c) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá theo quy định tại Điều 4 và Điều 52 Quyết định này;
d) Thời gian ban hành bản tin;
đ) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
2. Nội dung tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối
a) Tiêu đề Tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối trên khu vực cụ thể;
b) Dự báo, cảnh báo khả năng rét hại, sương muối: thời gian xảy ra rét hại, sương muối, khu vực ảnh hưởng;
c) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối theo quy định tại Điều 4 và Điều 53 Quyết định này;
d) Thời gian ban hành bản tin;
đ) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
- Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, băng giá gồm:
+ Tin gió mùa Đông Bắc được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên;
+ Tin gió mùa Đông Bắc và rét được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng;
+ Tin không khí lạnh tăng cường được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên;
+Tin không khí lạnh tăng cường và rét được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng;
+ Diễn biến không khí lạnh trong thời gian đã qua đến hiện tại về cường độ, hướng và tốc độ di chuyển, biến đổi thời tiết (tốc độ gió, nhiệt độ, mưa);
+ Dự báo không khí lạnh trong 24 đến 48 giờ tới về sự di chuyển, thời điểm ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng, dự báo diễn biến thời tiết về nhiệt độ thấp nhất, gió mạnh, gió giật tại một khu vực cụ thể trên đất liền và gió mạnh, gió giật, sóng lớn tại một vùng biển cụ thể (nếu có), khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối, mưa tuyết, dông, sét, tố, lốc, mưa đá, mưa lớn đi kèm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội;
+ Thời gian ban hành bản tin, thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
+ Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành tin;
(2) Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?