Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có được phép sử dụng con dấu của Bộ không?
- Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có được phép sử dụng con dấu của Bộ không?
- Người nào đứng ra chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Tổ giúp việc của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ như thế nào?
- Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có được phép sử dụng con dấu của Bộ không?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 703/QĐ-LĐTBXH năm 2016, có quy định về điều kiện hoạt động như sau:
Điều kiện hoạt động
Ban được phép sử dụng con dấu của Bộ để thực hiện giao dịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động được phép sử dụng con dấu của Bộ để thực hiện giao dịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Người nào đứng ra chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 703/QĐ-LĐTBXH năm 2016, có quy định về Trưởng ban như sau:
Trưởng Ban
1. Là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng Ban, các thành viên của Ban, chủ trì và kết luận các phiên họp thường kỳ của Ban.
2. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các đơn vị đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3. Ký ban hành các quyết định; chương trình, chiến lược; kế hoạch hành động; các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong Bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban là người đứng đầu Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về các hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tổ giúp việc của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 703/QĐ-LĐTBXH năm 2016, có quy định về tổ giúp việc như sau:
Tổ giúp việc
Có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Ban xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; theo dõi, tổng hợp hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đảm bảo duy trì các hoạt động của Ban và thực hiện công tác hành chính, quản trị. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc bao gồm:
1. Giúp Ban trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động của Ban theo quy định; chuẩn bị nội dung các cuộc họp theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban.
3. Là đầu mối liên hệ, triển khai công việc theo từng lĩnh vực được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ giúp việc của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ như sau:
- Giúp Ban trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động của Ban theo quy định; chuẩn bị nội dung các cuộc họp theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban.
- Là đầu mối liên hệ, triển khai công việc theo từng lĩnh vực được phân công.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 703/QĐ-LĐTBXH năm 2016, có quy định về chế độ họp và báo cáo như sau:
Chế độ họp và báo cáo
1. Cuộc họp thường kỳ của Ban được tổ chức 6 tháng/một lần. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban có quyền triệu tập họp đột xuất.
2. Các thành viên của Ban có trách nhiệm thông báo cho Tổ giúp việc kết quả thực hiện nhiệm vụ được Ban phân công bằng văn bản trước cuộc họp định kỳ của Ban.
3. Định kỳ một năm Ban tổ chức tổng kết các hoạt động trong năm và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm sau. Công tác tổng kết được xây dựng vào quý I năm sau.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội họp thường kỳ 6 tháng/một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?
- Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?