Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam do ai bầu? Ban Thường vụ Hiệp hội có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam do ai bầu?
Theo quy định tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 về cơ cấu tổ chức của Hiệp hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn.
6. Các tổ chức thuộc Hiệp hội.
Theo khoản 1 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 quy định về Ban Thường vụ Hiệp hội như sau:
Ban Thường vụ Hiệp hội
1. Ban Thường vụ Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hiệp hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Theo quy định trên, Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Và số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định.
Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam do ai bầu? Ban Thường vụ Hiệp hội có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ Hiệp hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 15 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.
Đồng thời quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành.
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Điều Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 về nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ Hiệp hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;
b) Ban Thường vụ mỗi tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Như vậy, Hiệp hội Điều Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc được quy định khoản 3 Điều 15 nêu trên.
Trong đó nguyên tắc Ban Thường vụ mỗi tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ.
Và các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?