Ban thanh tra nhân dân trường học công lập sẽ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và Ban này có bao nhiêu thành viên?
Ban thanh tra nhân dân trường học công lập sẽ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định thì thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.
...
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
...
3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.
...
Theo đó, nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân trường học công lập theo quy định pháp luật là hai năm.
Ban thanh tra nhân dân (Hình từ Internet)
Ban thanh tra nhân dân trường học công lập sẽ có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, Ban thanh tra nhân dân trường học công lập sẽ có từ 3 - 9 thành viên (số lượng thành viên phải là số lẻ).
Ban thanh tra nhân dân trường học công lập giám sát trong phạm vi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân
1. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;
c) Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
d) Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị;
e) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;
h) Những việc khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân trường học công lập giám sát trong phạm vi như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?