Bán tàu biển là gì? Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện dưới hình thức nào mới nhất?
Bán tàu biển là gì?
Bán tàu biển được giải thích theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tàu biển là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án, quyết định bán và thực hiện hợp đồng bán tàu biển.
Bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Hồ sơ quyết định bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì?
Hồ sơ quyết định bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
2. Hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
c) Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
d) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
...
Như vậy, hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
- Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
- Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
- Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?
Quy trình thực hiện việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước theo Điều 24 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện việc bán tàu biển như sau:
Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
- Phê duyệt chủ trương bán tàu biển;
- Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;
- Quyết định bán tàu biển;
- Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.
Lưu ý: Việc bán tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện dưới hình thức nào?
Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về hình thức bán tàu biển như sau:
Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
3. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
4. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Theo đó, hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá.
Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
Bên cạnh đó, việc bán tàu biển được thực hiện trên nguyên tắc theo Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Việc bán tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù.
Quy trình, thủ tục bán tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
Và tàu biển được bán phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?