Ban Quản lý cửa khẩu có tư cách pháp nhân không? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt danh sách thành viên Ban Quản lý cửa khẩu?
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt danh sách thành viên Ban Quản lý cửa khẩu?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 45/2013/QĐ-TTg quy định thành lập Ban quản lý cửa khẩu như sau:
Thành lập Ban Quản lý cửa khẩu
1. Thành lập Ban Quản lý cửa khẩu tại mỗi cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính nơi chưa có Khu kinh tế cửa khẩu.
2. Đối với các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu theo quy định tại Quy chế này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu và phê duyệt danh sách thành viên Ban Quản lý cửa khẩu.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu và phê duyệt danh sách thành viên Ban Quản lý cửa khẩu.
Ban Quản lý cửa khẩu (Hình từ Internet)
Ban Quản lý cửa khẩu có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 45/2013/QĐ-TTg quy định chức năng của Ban Quản lý cửa khẩu như sau:
Chức năng của Ban Quản lý cửa khẩu
1. Ban Quản lý cửa khẩu là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ban Quản lý cửa khẩu có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở tại cửa khẩu; có kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển theo quy định.
3. Ban Quản lý cửa khẩu chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương và cấp tỉnh.
4. Mối quan hệ giữa Ban Quản lý cửa khẩu với các Sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi có cửa khẩu là mối quan hệ phối hợp.
Theo đó, Ban Quản lý cửa khẩu có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở tại cửa khẩu; có kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 45/2013/QĐ-TTg quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu
1. Thực hiện thống nhất quản lý các hoạt động tại cửa khẩu theo quy định tại Chương II Quy chế này.
2. Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Nội quy cửa khẩu và tổ chức thực hiện Nội quy cửa khẩu sau khi được ban hành.
3. Tổ chức thực hiện điều hành, phối hợp hoạt động của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua cửa khẩu.
4. Bố trí địa điểm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu thống nhất, hợp lý, thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức phối hợp và giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu. Thông báo cơ chế, chính sách và những chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có liên quan đến các lực lượng chức năng.
6. Đảm bảo thời gian làm việc của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu theo đúng quy định tại Nội quy cửa khẩu; phối hợp kiểm tra, kiểm soát trong cùng một thời gian đã được thống nhất giữa Ban Quản lý cửa khẩu với cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới.
7. Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về các giải pháp điều hành hoạt động tại cửa khẩu, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc kiến nghị với các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý các hoạt động và thực hiện các cơ chế, chính sách về thương mại tại khu vực cửa khẩu.
9. Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng và một năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động tại cửa khẩu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Báo cáo tình hình chấp hành về hành chính và công tác phối hợp đối với công chức, viên chức thuộc các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đến các cơ quan có liên quan, kiến nghị khen thưởng hoặc xử lý đối với những cá nhân hay lực lượng chức năng vi phạm hành chính hoặc không chấp hành Nội quy cửa khẩu.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân nước ngoài là gì? Thương nhân nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh không?
- Chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Ngày đại đoàn kết dân tộc 18/11 chương trình diễn ra thế nào?
- Quy định về Hội viên từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Thời gian đại hội thành lập như thế nào?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?