Ban Nội chính Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Ban Nội chính Trung ương như thế nào?
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Chức năng
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Như vậy, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ban Nội chính Trung ương thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020.
Ban Nội chính Trung ương (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ban Nội chính Trung ương như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
3. Biên chế
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ban Nội chính Trung ương như sau:
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ai?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Chế độ làm việc, mối quan hệ công tác
1. Căn cứ Quyết định này, Ban Nội chính Trung ương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc và các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; quy định chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác giữa các vụ, đơn vị trực thuộc Ban.
2. Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương với tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ giữa cơ quan tham mưu, giúp việc và cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Trung ương với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp và theo các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành hoặc trình Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp công tác.
Như vậy, Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?