Bán lại dịch vụ viễn thông là gì? Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền bán lại dịch vụ viễn thông không?
Bán lại dịch vụ viễn thông là gì?
Căn cứ theo khoản 33 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
33. Bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác.
34. Bộ xác định thuê bao (sau đây gọi là SIM) là mạch tích hợp được sử dụng để gắn số thuê bao viễn thông và chứa các dữ liệu, thông tin liên quan khác dùng cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
35. Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
...
Theo đó, bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác.
Bán lại dịch vụ viễn thông là gì? Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền bán lại dịch vụ viễn thông không? (Hình từ Internet)
Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền bán lại dịch vụ viễn thông không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Viễn thông 2023 quy định về quyền của đại lý dịch vụ viễn thông như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
1. Đại lý dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
b) Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông;
d) Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông;
đ) Quyền khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đại lý dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
c) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng;
d) Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật;
đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đại lý dịch vụ viễn thông sẽ có quyền thực hiện cung cấp và bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật Viễn thông 2023.
Doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông mà không chấm dứt hoạt động thì cần phải bảo đảm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
b) Đã thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản:
a) Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
b) Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông mà không chấm dứt hoạt động thì phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ;
...
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông mà không chấm dứt hoạt động thì phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?