Ban hành chế độ báo cáo định kỳ của cơ quan nhà nước phải đảm bảo yêu cầu gì? Chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng được chốt số liệu vào thời gian nào?
- Ban hành chế độ báo cáo định kỳ phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng được chốt số liệu vào thời gian nào?
- Văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước có phải là chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia không?
- Chế độ báo cáo định kỳ được hướng dẫn bởi văn bản của cơ quan nào?
Ban hành chế độ báo cáo định kỳ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ
1. Chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước phải được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 7, đồng thời đáp ứng các yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8, Điều 12, Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Theo đó, việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ phải đảm bảo yêu cầu theo quy định trên.
Ban hành chế độ báo cáo định kỳ phải đảm bảo yêu cầu gì? Chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng được chốt số liệu vào thời gian nào?
Chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng được chốt số liệu vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
Văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước có phải là chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia
1. Cung cấp cơ chế quản lý, xác thực, mã hóa tài khoản người sử dụng để thực hiện các chế độ báo cáo tại các bộ, cơ quan, địa phương.
2. Cung cấp quy trình động dễ dàng chỉnh sửa, chuẩn hóa quy trình báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Cung cấp chức năng tổng hợp báo cáo, xử lý, phân tích số liệu đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành.
4. Tạo lập cơ sở dữ liệu về toàn bộ chỉ tiêu, biểu mẫu số liệu báo cáo, văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước.
5. Cung cấp công cụ để người sử dụng xây dựng biểu mẫu báo cáo tổng hợp dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Cho phép ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo nhằm bảo đảm tính xác thực và toàn vẹn của dữ liệu báo cáo.
7. Thiết lập các giải pháp bảo mật, mã hóa dữ liệu cho Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu của hệ thống.
8. Tổng hợp tình hình tiếp nhận báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
9. Các yêu cầu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, yêu cầu chung về chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia có việc tạo lập cơ sở dữ liệu về toàn bộ chỉ tiêu, biểu mẫu số liệu báo cáo, văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, có thể nói rằng văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Chế độ báo cáo định kỳ được hướng dẫn bởi văn bản của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của bộ, cơ quan, địa phương
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm ban hành Thông tư quy định hoặc hướng dẫn đầy đủ các thành phần của chế độ báo cáo định kỳ thuộc cơ quan, lĩnh vực quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành Quyết định quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý theo địa bàn.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc tham mưu ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục báo cáo định kỳ tại văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trên Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của bộ, cơ quan mình chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 năm 2019. Danh mục báo cáo định kỳ phải được cập nhật, công bố thường xuyên khi có sự thay đổi. Thời hạn công bố chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành.
Nội dung công bố gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
4. Thường xuyên tổ chức rà soát chế độ báo cáo để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định này.
5. Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống thông tin báo cáo theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông. Hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các đối tượng thực hiện báo cáo.
6. Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin, đơn vị vận hành xác định cấp độ bảo đảm an toàn thông tin và thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các hệ thống thông tin báo cáo thuộc phạm vi mình quản lý theo quy định của pháp luật. Thiết lập các hệ thống giám sát, phòng, chống tấn công, chống thất thoát dữ liệu, phòng, chống vi-rút để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống.
Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm ban hành Thông tư quy định hoặc hướng dẫn đầy đủ các thành phần của chế độ báo cáo định kỳ thuộc cơ quan, lĩnh vực quản lý.
Như vậy, có thể thấy rằng chế độ báo cáo định kỳ được hướng dẫn bởi văn bản là Thông tư do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?