Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm?

Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm? Người phạm tội tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?

Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm?

Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
...
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó, người bán hàng không xuất hóa đơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế và tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến cao nhất là 07 năm.

Trường hợp đối tượng phạm tội pháp nhân thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm?

Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm? (hình từ internet)

Người phạm tội trốn thuế tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
...

Như vậy, trường hợp người phạm tội trốn thuế tự nguyện sửa khắc phục hậu quả thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Lưu ý:

- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

- Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều kiện để người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên?

Theo Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

- Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn.

Cũng theo quy định này, một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.

- Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.

- Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.

- Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Xuất hóa đơn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải xuất hóa đơn đối với quà tặng là voucher cho người lao động trong công ty không? Việc không xuất hóa đơn có được xem là hành vi trốn thuế không?
Pháp luật
Bán hàng không xuất hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức phạt tù cao nhất là mấy năm?
Pháp luật
Hàng hóa bị hư hỏng tiêu hủy có phải xuất hóa đơn hay không? Hàng hóa hư hỏng có được đưa vào chi phí được trừ hay không?
Pháp luật
Được xuất hóa đơn trước thời điểm doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì có bị xử lý về hành vi khai sai, trốn thuế không?
Pháp luật
Cơ quan thuế hướng dẫn mới nhất về việc xuất hóa đơn khuyến mãi giảm giá hàng bán như thế nào?
Pháp luật
Có phải thực hiện thủ tục pháp lý xuất hóa đơn cho người mua khi người mua hoàn trả lại hàng hóa không?
Pháp luật
Khách hàng trả sản phẩm này để mua sản phẩm khác thì giá xuất hóa đơn thế nào? Giá xuất hóa đơn này có phụ thuộc vào chính sách quy định về giá của công ty không?
Pháp luật
Giao hàng trước khi xuất hóa đơn có bị phạt không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Người nộp thuế nhiều lần xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào hay không? Hóa đơn đầu vào, đầu ra là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất hóa đơn
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
97 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất hóa đơn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào