Ban dân vận tỉnh ủy là cơ quan gì? Nhiệm vụ của Ban dân vận tỉnh ủy quy định như thế nào? Tổ chức bộ máy của cơ quan dân vận tỉnh ủy như thế nào?
Ban dân vận tỉnh ủy là cơ quan gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về Ban dân vận tỉnh ủy như sau:
Ban dân vận
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác dân vận.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của tỉnh ủy (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh, thành phố.
Như vậy, ban dân vận tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác dân vận.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của tỉnh ủy (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh, thành phố.
Nhiệm vụ của Ban dân vận tỉnh ủy quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 quy định như sau:
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy.
b) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.
c) Tham mưu giúp cấp ủy nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở địa phương; hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
d) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.
đ) Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hóa nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
e) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp ủy và cán bộ làm công tác dân vận của đảng trong tỉnh.
2.3. Thẩm định, thẩm tra
a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... có liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.
b) Với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... Về công tác dân vận ở địa phương.
c) Với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng trong công tác vận động nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
d) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban dân vận tỉnh ủy.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
Ban dân vận tỉnh ủy là cơ quan gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của cơ quan dân vận tỉnh ủy như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 9 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 về tổ chức bộ máy của Ban dân vận tỉnh ủy như sau:
Ban dân vận
...
Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo ban
Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban dân vận tỉnh ủy, như: Phòng đoàn thể và các hội; phòng dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng; Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 4 phòng.
Biên chế
Biên chế của ban dân vận tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.
Như vậy, Ban dân vận tỉnh ủy bao gồm:
- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.
- Các đơn vị trực thuộc: Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của ban dân vận tỉnh ủy, như: Phòng đoàn thể và các hội; phòng dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, theo tình hình thực tế của địa phương, có thể lập thêm phòng khác nhưng không quá 3 phòng; Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 4 phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?