Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ họp định kỳ mấy tháng một lần?
- Ủy viên của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3306/QĐ-BCĐCPĐT năm 2018, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc dân chủ, công khai và do Trưởng ban quyết định.
2. Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động giải quyết công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ.
5. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc dân chủ, công khai và do Trưởng ban quyết định.
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ họp định kỳ mấy tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3306/QĐ-BCĐCPĐT năm 2018, có quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ một quý một lần.
Ban Chỉ đạo có thể họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban, Phó Trưởng ban. Thành phần tham dự cuộc họp do người chủ trì cuộc họp quyết định.
2. Trưởng ban quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của thủ trưởng đơn vị chủ trì thực hiện đề án, dự án có liên quan đến xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử và một số chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.
3. Tổ công tác họp định kỳ một tháng một lần và họp đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Tổ công tác.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ họp định kỳ một quý một lần.
Ủy viên của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3306/QĐ-BCĐCPĐT năm 2018, có quy định về các Ủy viên như sau:
Các Ủy viên
1. Giúp Trưởng ban, Phó Trưởng ban xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình.
2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của đơn vị mình được giao.
3. Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ.
4. Báo cáo kịp thời với Trưởng ban và Phó Trưởng ban về những vấn đề phát sinh trong triển khai các nhiệm vụ được giao.
5. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản.
6. Cử các thành viên tham gia Tổ công tác, tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tổ công tác giao.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Giúp Trưởng ban, Phó Trưởng ban xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của đơn vị mình được giao.
- Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ.
- Báo cáo kịp thời với Trưởng ban và Phó Trưởng ban về những vấn đề phát sinh trong triển khai các nhiệm vụ được giao.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản.
- Cử các thành viên tham gia Tổ công tác, tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tổ công tác giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?