Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ gì?
- Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về phần việc được phân công và công việc thuộc lĩnh vực phụ trách. Trưởng ban quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo;
2. Những công việc phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch công tác nếu vượt thẩm quyền giải quyết của một đơn vị sẽ được thảo luận tập thể dân chủ trong các kỳ họp của Ban Chỉ đạo để thống nhất biện pháp giải quyết.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về phần việc được phân công và công việc thuộc lĩnh vực phụ trách. Trưởng ban quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo;
(2) Những công việc phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch công tác nếu vượt thẩm quyền giải quyết của một đơn vị sẽ được thảo luận tập thể dân chủ trong các kỳ họp của Ban Chỉ đạo để thống nhất biện pháp giải quyết.
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ
1. Tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ quan Thanh tra Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan).
2. Xây dựng các chương trình, đề án nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, hội nghị quán triệt, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC của cơ quan.
3. Chủ động hướng dẫn các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ xây dựng và thực hiện QCDC theo đúng quy định; tập trung chỉ đạo nhằm mở rộng và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC của cơ quan.
4. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ quan; kiến nghị, đề xuất với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện QCDC (Ban Chỉ đạo Trung ương) chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC của cơ quan; đồng thời kiến nghị với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo thanh tra Chính phủ xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện QCDC của cơ quan.
Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tham mưu cho Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan Thanh tra Chính phủ.
(2) Xây dựng các chương trình, đề án nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, hội nghị quán triệt, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.
(3) Chủ động hướng dẫn các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ theo đúng quy định;
Tập trung chỉ đạo nhằm mở rộng và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.
(4) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan;
Kiến nghị, đề xuất với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan;
Đồng thời kiến nghị với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo thanh tra Chính phủ xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ của cơ quan.
Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-TTCP năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban
Là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về các hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó ban, các ủy viên của Ban, chủ trì và kết luận các phiên họp thường kỳ của Ban.
Như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về các hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
(2) Phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó ban, các ủy viên của Ban, chủ trì và kết luận các phiên họp thường kỳ của Ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê là gì? Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê mới nhất hiện nay?
- Giao xe ô tô quá hạn đăng kiểm cho người khác chạy, chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Năm 2025 chúc gì? Lời chúc Tết phổ biến nhất là gì? Năm Ất Tỵ chúc gì? Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?
- Trao Huân chương Sao vàng: Huân chương cao quý nhất cho những cá nhân tham gia cách mạng giai đoạn nào?
- List nhạc Tết nhạc Xuân chào đón Tết Ất Tỵ hay nhất? Tết Ất Tỵ người lao động được nghỉ mấy ngày?