Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
- Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thế nào?
- Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2322/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 quy định Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn như sau:
- Liên hệ, làm việc với cấp ủy Đảng, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đơn vị trực thuộc Bộ về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát các loại hình cơ sở và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động những nội dung liên quan đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Kiến nghị, đề xuất với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề, sơ kết, tổng kết về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở được tổ chức ở các cấp.
- Được sử dụng con dấu của Bộ theo quy định hiện hành.
- Được cung cấp thông tin và những tài liệu có liên quan để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Thành viên Ban Chỉ đạo khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều này tương ứng với nhiệm vụ được phân công.
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thế nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2322/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực
1. Ban Chỉ đạo:
a) Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản hướng dẫn đã ban hành; kiến nghị với Ban Cán sự Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cơ chế chính sách và những giải pháp nhằm thực hiện tốt QCDC ở cơ sở;
b) Ban Chỉ đạo định kỳ mỗi năm họp hai lần để xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện 06 tháng và cả năm; đồng thời đề xuất với Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. Khi có vấn đề phát sinh đột xuất, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định triệu tập phiên họp bất thường để xem xét, giải quyết;
c) Định kỳ 06 tháng, hàng năm Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo Trung ương một lần và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
...
Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ được quy định nêu trên.
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Theo Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2322/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 quy định như sau:
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban (phụ trách) Ban Chính sách - Pháp luật Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có một số nhiệm vụ sau:
1. Phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị văn bản hướng dẫn; kế hoạch kiểm tra, sơ kết, tổng kết, các báo cáo, tờ trình của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; đề xuất, kiến nghị với Trưởng ban, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
2. Thành viên Tổ giúp việc được mời tham dự các cuộc họp liên quan đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở; tham gia các đoàn kiểm tra, khảo sát về thực hiện QCDC ở cơ sở.
3. Giữ mối liên hệ thường xuyên với Cơ quan thường trực và các thành viên của Ban Chỉ đạo.
4. Thành viên Tổ giúp việc có trách nhiệm giúp các thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp, báo cáo về thực hiện QCDC ở cơ sở; tham dự đầy đủ các phiên họp và góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến; có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp và hoàn thiện văn bản sau cuộc họp.
Theo quy định Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
- Trưởng ban (phụ trách) Ban Chính sách - Pháp luật Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam;
- Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?