Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt làm việc theo chế độ nào?
- Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có sử dụng con dấu riêng không?
- Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt làm việc theo chế độ nào?
- Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì có nhiệm vụ gì?
Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có sử dụng con dấu riêng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về con dấu của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:
Con dấu của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo không sử dụng con dấu riêng.
2. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo khi ký các văn bản chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Phó Trưởng Ban, Ủy viên thường trực và các Ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình khi ký các văn bản để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt không sử dụng con dấu riêng.
Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có sử dụng con dấu riêng không? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Chế độ làm việc, tổ chức các cuộc họp, đi công tác; báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp công tác
1. Chế độ làm việc
a) Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo Ban Chỉ đạo. Lãnh đạo Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề thông qua các hình thức tổ chức họp Ban Chỉ đạo hoặc lấy ý kiến và báo cáo bằng văn bản.
b) Trưởng Ban Chỉ đạo giao Phó Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì một số cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo.
c) Ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp vắng mặt cuộc họp của Ban Chỉ đạo, ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và cử người dự họp thay.
d) Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với Ban Chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được sử dụng bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo Ban Chỉ đạo phân công.
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
Lãnh đạo Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề thông qua các hình thức tổ chức họp Ban Chỉ đạo hoặc lấy ý kiến và báo cáo bằng văn bản.
Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:
Nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo (Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Giúp lãnh đạo Ban Chỉ đạo Điều hành, chỉ đạo các công việc liên quan đến tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và phân công của lãnh đạo Ban Chỉ đạo;
2. Chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo liên quan đến tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
3. Báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo các chính sách, pháp luật, giải pháp, nhiệm vụ quản lý về tổ chức, chính quyền của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
4. Phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Như vậy, trường hợp Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Giúp lãnh đạo Ban Chỉ đạo Điều hành, chỉ đạo các công việc liên quan đến tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và phân công của lãnh đạo Ban Chỉ đạo;
(2) Chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo liên quan đến tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
(3) Báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo các chính sách, pháp luật, giải pháp, nhiệm vụ quản lý về tổ chức, chính quyền của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt;
(4) Phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?