Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm việc theo chế độ nào? Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế bao gồm những ai?
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BCĐLNKT năm 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Tại các phiên họp, các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng Ban kết luận, hoặc kết quả thảo luận được báo cáo lên Trưởng Ban kết luận.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Trường hợp bận không tham dự cuộc các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ủy quyền cho một đại diện lãnh đạo cơ quan tham dự và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó.
4. Các hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia và các Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về các lĩnh vực khác.
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Tại các phiên họp, các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng Ban kết luận, hoặc kết quả thảo luận được báo cáo lên Trưởng Ban kết luận.
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BCĐLNKT năm 2017 quy định về thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành
Ban Chỉ đạo liên ngành bao gồm các thành viên sau đây:
- Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia và Điều 1 Quyết định số 2514/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế;
- Phó Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành (sau đây gọi tắt là Tổng Thư ký);
+ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
+ Thứ trưởng Bộ Tài chính;
+ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế bao gồm các thành viên sau đây:
(1) Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia;
(2) Phó Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Công Thương;
(3) Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo liên ngành;
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BCĐLNKT năm 2017 quy định về Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành
Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo liên ngành.
2. Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành; bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành trong trường hợp cần thiết.
3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành; triệu tập Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân liên quan khác tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành khi cần thiết.
4. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo, phối hợp hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
5. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và quốc tế.
Như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo liên ngành.
(2) Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành;
Bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành trong trường hợp cần thiết.
(3) Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành;
Triệu tập Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân liên quan khác tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành khi cần thiết.
(4) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo, phối hợp hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành;
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
(5) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?