Ban cán sự đảng Chính phủ có được thành lập văn phòng giúp việc hay không? Nếu có thì bao gồm những ai?
Ban cán sự đảng Chính phủ có được thành lập văn phòng giúp việc hay không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
1. Thành lập văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
a) Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được lập văn phòng chuyên trách gồm chánh văn phòng, 1 phó chánh văn phòng và một số cán bộ giúp việc chuyên trách thuộc biên chế của cơ quan, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
b) Đảng đoàn, ban cán sự đảng các tổ chức khác lập văn phòng kiêm nhiệm đặt tại văn phòng cơ quan hoặc vụ (ban) tổ chức cán bộ; chánh văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng là chánh văn phòng cơ quan hoặc vụ trưởng (trưởng ban) tổ chức cán bộ kiêm nhiệm, có 1 phó chánh văn phòng và một số cán bộ giúp việc kiêm nhiệm hoặc chuyên trách, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định; đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng đội ngũ cán bộ của cơ quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2. Đảng đoàn, ban cán sự đảng ban hành quy chế hoạt động của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng; sử dụng con dấu theo quy định của Ban Bí thư.
3. Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng có nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp, tham mưu, giúp đảng đoàn, ban cán sự đảng chuẩn bị nội dung, ghi biên bản cuộc họp, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ. Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp thông tin, theo dõi, đôn đốc việc phối hợp giữa đảng đoàn, ban cán sự đảng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ và lãnh đạo công tác kiểm tra; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ban cán sự đảng Chính phủ được lập văn phòng chuyên trách gồm có:
- Chánh văn phòng,
- 1 phó chánh văn phòng,
- Một số cán bộ giúp việc chuyên trách thuộc biên chế của cơ quan, do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 6 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Con dấu; tổ chức và nhiệm vụ của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng có con dấu theo quy định của Ban Bí thư.
2- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được thành lập văn phòng giúp việc:
Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Văn phòng Ban cán sự đảng Chính phủ gồm: Chánh Văn phòng (có thể có phó chánh văn phòng) là cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách; từ 1 đến 3 chuyên viên giúp việc chuyên trách; do Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng các tổ chức khác gồm: Chánh văn phòng (có thể có phó chánh văn phòng) là cán bộ kiêm nhiệm; từ 1 đến 2 chuyên viên của vụ tổ chức – cán bộ (ban tổ chức) giúp việc kiêm nhiệm; nếu cần bố trí cán bộ chuyên trách do đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
3- Văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng có nhiệm vụ: Chủ trì phối hợp chuẩn bị nội dung, tài liệu, dự thảo văn bản cho đảng đoàn, ban cán sự đảng; ghi biên bản cuộc họp; tiếp nhận và chuyển giao tài liệu cho các thành viên, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, quản lý con dấu; thông báo các kết luận, nghị quyết, quyết định của đảng đoàn, ban cán sự đảng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện và đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện; thực hiện các nhiệm vụ khác do đảng đoàn, ban cán sự đảng giao.
4- Đảng đoàn, ban cán sự đảng ban hành quy chế hoạt động của văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng.
Ban cán sự đảng Chính phủ (Hình từ Internet)
Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 6 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Đối với những nội dung công tác quan trọng vượt thẩm quyền phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Như vậy, Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
- Đối với những nội dung công tác quan trọng vượt thẩm quyền phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trước đây, theo Điều 7 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Đối với những chủ trương công tác quan trọng phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khi bàn về nhân sự diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý mà các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất (biểu quyết không đạt đa số quá bán) thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ban cán sự đảng Chính phủ họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
...
Như vậy, Ban cán sự đảng Chính phủ họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 8 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Chế độ làm việc
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ. Các văn bản của cuộc họp được gửi trước đến các ủy viên. Nội dung các cuộc họp phải ghi biên bản, có kết luận và nếu cần ra nghị quyết để thực hiện.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?