Bán buôn kính xây dựng có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Để thành lập doanh nghiệp tư nhân bán buôn này thì hồ sơ gồm những gì?
Bán buôn kính xây dựng có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?
Bán buôn kính xây dựng có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 46 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Nhóm này gồm:
- Bán buôn gỗ cây, tre, nứa;
- Bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế;
- Bán buôn sơn và véc ni;
- Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi;
- Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn;
- Bán buôn kính phẳng;
- Bán buôn đồ ngũ kim và khoá;
- Bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp ghép khác;
- Bán buôn bình đun nước nóng;
- Bán buôn thiết bị vệ sinh như: Bồn tắm, chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác;
- Bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh như: Ống, ống dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su,...;
- Bán buôn dụng cụ cầm tay: Búa, cưa, tua vít, dụng cụ cầm tay khác.
46631: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến
Nhóm này gồm:
- Bán buôn tre, nứa;
- Bán buôn gỗ cây và gỗ chế biến.
46632: Bán buôn xi măng
Nhóm này gồm:
- Bán buôn xi măng đen, xi măng trắng;
- Bán buôn clanhke.
46633: Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi
Nhóm này gồm:
- Bán buôn gạch xây, ngói lợp mái;
- Bán buôn đá, cát, sỏi;
- Bán buôn vật liệu xây dựng khác.
Loại trừ: Bán buôn đá ốp lát được phân vào nhóm 46636 (Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh).
46634: Bán buôn kính xây dựng
Nhóm này gồm: Bán buôn kính phẳng, loại thường dùng trong xây dựng làm tường ngăn, cửa sổ, cửa ra vào...
…
Như vậy, theo quy định trên thì bán buôn kính xây dựng có mã ngành kinh tế là 46634.
Bán buôn kính xây dựng có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Muốn đăng ký doanh nghiệp tư nhân bán buôn kính xây dựng cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
Như vậy, muốn đăng ký doanh nghiệp tư nhân bán buôn kính xây dựng cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân
- Sau đó, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm các nội dung nào?
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm các nội dung được quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Thông tin đăng ký thuế;
- Số lượng lao động dự kiến;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?