Bác sĩ có bắt buộc phải cập nhật kiến thức y khoa bằng việc tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh hay không?
- Bác sĩ có bắt buộc phải cập nhật kiến thức y khoa bằng việc tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh hay không?
- Dựa vào cơ sở nào để xác định bác sĩ đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa bằng hình thức tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh?
- Hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác bao gồm những hình thức nào?
Bác sĩ có bắt buộc phải cập nhật kiến thức y khoa bằng việc tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, bác sĩ thuộc đối tượng có trách nhiệm phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề của mình. Việc tham gia biên soạn giáo trình, hay các tài liệu chuyên môn, tài liệu giảng dạy là một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa.
Do đó, bác sĩ có thể lựa chọn một trong các hình thức nêu trên để thực hiện cập nhật kiến thức y khoa mà không bắt buộc đối với một hình thức nào.
Bác sĩ có bắt buộc phải cập nhật kiến thức y khoa bằng việc tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh hay không? (Hình từ Internet)
Dựa vào cơ sở nào để xác định bác sĩ đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa bằng hình thức tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
1. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh là tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn, quy trình chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh và được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chủ trì hoặc tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề chuyên môn và đã được được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
3. Chứng nhận tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn: Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn quy trình chuyên môn được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tính giờ tín chỉ và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi bác sĩ tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh thì sẽ được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT để xác định bác sĩ đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa bằng hình thức tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn về khám chữa bệnh.
Hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BYT về những hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác bao gồm:
(1) Người hành nghề tham gia hướng dẫn luận văn, luận án có nội dung phù hợp với phạm vi hành nghề và luận văn, luận án do người hành nghề hướng dẫn đã được Hội đồng đánh giá luận văn, luận án cấp trường thông qua;
(2) Người hành nghề tham gia các hội đồng đánh giá luận văn, luận án; hội đồng nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hội đồng chuyên môn thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo có nội dung về khám bệnh chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề, hội đồng giám định, hội đồng sai sót chuyên môn;
(3) Người hành nghề tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực khám chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề bao gồm: hội chẩn ca bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tích ca bệnh;
(4) Tham gia các khóa đào tạo cấp văn bằng trong và ngoài nước (không bao gồm thời gian gia hạn học tập) phù hợp với phạm vi hành nghề khám chữa bệnh;
(5) Tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ: chuyên khoa cơ bản, chuyên khoa sâu, kỹ thuật chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề khám chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?