An toàn lao động trong sản xuất là gì? Những đối tượng nào trong cơ sở sản xuất phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
An toàn lao động trong sản xuất là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
...
Theo đó, có thể hiểu, an toàn lao động trong sản xuất là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với người lao động trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp...
An toàn lao động trong sản xuất là gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào trong cơ sở sản xuất phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Đối tượng phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.
...
Như vậy, theo quy định, các đối tượng trong cơ sở sản xuất phải tham dự khóa huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động bao gồm:
(1) Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động;
(2) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
(3) Người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên.
Người làm công việc vận hành máy, thiết bị sản xuất hóa phẩm dầu khí được trang bị những phương tiện đảm bảo an toàn lao động nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
...
2. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ Mục V Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như sau:
Số TT | Tên nghề, công việc | Tên trang bị | Ghi chú |
... | ... | ... | ... |
9 | Hóa nghiệm xăng dầu. | - Quần áo bảo hộ lao động; - Mũ an toàn; - Găng tay cao su; - Bán mặt nạ phòng độc chuyên dùng. | |
10 | Vận hành máy, thiết bị sản xuất các hóa phẩm dầu khí. | - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1); - Kính chống axít(1); - Găng tay chống xăng, dầu, mỡ(1); - Găng tay chống axít, kiềm(1); - Ủng cao su chống dầu, axít(1); - Bán mặt nạ phòng độc(1); - Mũ an toàn công nghiệp; - Giầy da cao cổ mũi sắt(1); - Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt; - Găng tay vải bạt; - Nút tai chống ồn; - Quần áo chống axít(1); - Áo mưa; - Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học; - Mũ vải; - Khẩu trang; - Thiết bị dò khí độc cá nhân; - Liều kế cá nhân. | (1) Trang bị chung để sử dụng khi làm việc trực tiếp với axít. |
Như vậy, theo quy định, các loại phương tiện đảm bảo an toàn lao động mà người làm công việc vận hành máy, thiết bị sản xuất hóa phẩm dầu khí được trang bị gồm có:
- Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng;
- Kính chống axít;
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ;
- Găng tay chống axít, kiềm;
- Ủng cao su chống dầu, axít;
- Bán mặt nạ phòng độc;
- Mũ an toàn công nghiệp;
- Giầy da cao cổ mũi sắt;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Găng tay vải bạt;
- Nút tai chống ồn;
- Quần áo chống axít;
- Áo mưa;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Mũ vải;
- Khẩu trang;
- Thiết bị dò khí độc cá nhân;
- Liều kế cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?