Án phạt tước một số quyền công dân là tước các quyền nào? Khi nào người chấp hành án được xác nhận là chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân?
Án phạt tước một số quyền công dân là tước các quyền nào?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ vào Chương VIII Luật Thi hành án hình sự 2019 thì án phạt tước một số quyền công dân bao gồm các án phạt sau:
- Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước theo Điều 126 Luật Thi hành án hình sự 2019;
- Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước theo Điều 127 Luật Thi hành án hình sự 2019;
- Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân theo Điều 128 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Án phạt tước một số quyền công dân là tước các quyền nào? (Hình từ Internet)
Khi nào người chấp hành án được xác nhận là chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân?
Căn cứ vào Điều 125 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
1. Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp phạm nhân chấp hành án tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp nơi người đó về cư trú.
2. Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
c) Tài liệu khác có liên quan.
4. Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo thì sau khi nhận được bản án, quyết định thi hành án do Tòa án ra quyết định thi hành án gửi, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi người chấp hành án làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị tước một số quyền công dân về cư trú có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án phạt tước một số quyền công dân theo bản án của Tòa án; cung cấp danh sách người bị tước một số quyền công dân khi có đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt có trụ sở.
6. Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Người chấp hành án được xác nhận là chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân khi:
- Hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân.
- Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt có trụ sở.
Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 128 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
1. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân có 02 trường hợp sau đây:
- Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
- Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?