Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào?
Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ?
Căn cứ Điều 113 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế:
"Điều 113. Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
1. Trong thời hạn bốn mươi hai tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn.
2. Thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là ba mươi sáu tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
3. Trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung nộp trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó."
Theo đó, người nộp đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với nếu có nộp phí thẩm định nội dung đơn.
Cho nên bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ không phải chỉ giới hạn ở một số chủ thể.
Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau:
"Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ."
Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được giới hạn theo phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, theo sáng chế thuộc bí mật nhà nước.
Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau:
"Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch."
Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:
Quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
Quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?