Ai được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú? Khi nhập học trường phổ thông dân tộc nội trú học sinh được cấp học phẩm thế nào?
Ai được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT thì các đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú gồm:
- Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
- Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng vừa nêu, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
Ai được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự tuyển vào trường phổ thông dân tộc nội trú gồm có các tài liệu gì?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT quy định:
Điều kiện và hồ sơ dự tuyển
1. Điều kiện dự tuyển
a) Thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại Điều 18 của Quy chế này;
b) Trong độ tuổi quy định.
2. Hồ sơ dự tuyển
a) Giấy khai sinh (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực);
b) Sổ hộ khẩu (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);
c) Học bạ cấp tiểu học (đối với dự tuyển vào cấp THCS), học bạ cấp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);
d) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);
đ) Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Theo đó hồ sơ dự tuyển gồm có:
- Giấy khai sinh (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);
- Học bạ cấp tiểu học (đối với dự tuyển vào cấp THCS), học bạ cấp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT thì ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng văn hóa của các dân tộc khác.
- Chấp hành nghiêm túc sự phân công đi học ngành, nghề và sự phân công công tác theo yêu cầu của địa phương.
- Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Khi nhập học trường phổ thông dân tộc nội trú học sinh được cấp học phẩm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT thì học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, hàng năm học sinh được cấp bằng hiện vật học phẩm theo tiêu chuẩn từng bậc học như sau:
Bên cạnh đó về sách giáo khoa: Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung.
Ngoài ra bên cạnh được cấp học phẩm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú còn được hỗ trợ một số đồ dùng cá nhân như:
- Chăn bông cá nhân;
- Màn cá nhân;
- Áo bông;
- Chiếu cá nhân;
- Nilon đi mưa;
- Quần, áo dài tay (đồng phục);
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?