Ai có trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước? Thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao được quy định ra sao?
Ai có trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước?
Ai có trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước? (Hình từ internet)
Theo Điều 6 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Phân công quản lý hộ chiếu
Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm quản lý hộ chiếu của CBCCVC Kiểm toán nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý hộ chiếu theo Điều 5 của Quy định này.
2. Thực hiện vai trò đầu mối của Kiểm toán nhà nước để thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan quản lý bị mất, hỏng và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước các trường hợp vi phạm việc sử dụng và quản lý hộ chiếu để xử lý theo quy định.
Theo đó, Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước.
Thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định rình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao được quy định như sau:
Bước 1. Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại đơn vị quản lý hộ chiếu;
Bước 2. Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận;
Bước 3. Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác;
Bước 4. Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định;
Bước 5. Thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hỏng;
Bước 6. Chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao để hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, bao gồm cả những người đã nghỉ hưu, thôi việc, ra khỏi biên chế, bị chết, bị mất tích;
Bước 7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm đối với việc sử dụng và quản lý hộ chiếu không đúng mục đích.
Cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước được cấp hộ chiếu ngoại giao có trách nhiệm gì?
Theo Điều 4 Quy định về sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1416/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu
1. Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử đi công tác nước ngoài của Tổng Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
2. Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi công tác nước ngoài phù hợp với quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác nước ngoài, phải nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu để quản lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
4. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định.
5. Không được sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Căn cứ trên quy định cán bộ công chức Kiểm toán nhà nước được cấp hộ chiếu ngoại giao có trách nhiệm như sau:
- Người được cấp hộ chiếu ngoại giao sử dụng hộ chiếu ngoại giao trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử đi công tác nước ngoài của Tổng Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
- Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao đi công tác nước ngoài phù hợp với quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác nước ngoài, phải nộp hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu để quản lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
- Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao theo quy định.
- Không được sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?