Ai có trách nhiệm lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
- Ai là người đóng bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn?
- Ai có trách nhiệm lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
- Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn là bao nhiêu?
Ai là người đóng bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP cụ thể như sau:
"Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13, khoản 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (sau đây viết gọn là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), gồm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế
a) Công chức, công nhân, viên chức quốc phòng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
c) Người làm công tác khác thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
d) Trí thức trẻ tình nguyện theo quy định tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có tham gia đóng bảo hiểm y tế thì sẽ do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế.
Ai có trách nhiệm lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Ai có trách nhiệm lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về việc lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng cụ thể như sau:
"Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1, khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."
Theo quy định trên, trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có tham gia đóng bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế cho họ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn là bao nhiêu?
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế riêng đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;"
Có thể thấy, pháp luật hiện hành về bảo hiểm quy định mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng áp dụng trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn bằng 4,5% tiền lương tháng của họ. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo hiểm cũng quy định cụ thể về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế tại từng trường hợp đặc biệt như người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng hoặc trường hợp người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật, cụ thể như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?