Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Theo Điều 2 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 giải thích thuật ngữ "điều ước" như sau:
Những thuật ngữ được sử dụng
1. Theo mục đích của Công ước này
a) Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
...
Dẫn chiếu đến Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Chiếu theo quy định này thì thẩm quyền quyết định đàm phán Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Chủ tịch nước.
Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? (hình từ internet)
Hồ sơ trình về việc đàm phán Điều ước quốc tế gồm những gì?
Tại Điều 11 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế
1. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.
Chiếu theo quy định này thì hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ:
+ Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế;
+ Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
+ Kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
+ Kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán.
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
Chủ tịch nước có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan nào về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội?
Tại Điều 12 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về tổ chức đảm phán Điều ước quốc tế như sau:
Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế
1. Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.
3. Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán.
4. Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Chiếu theo quy định trên thì Chủ tịch nước có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?