Ai có thẩm quyền ký kết Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
- Ai có thẩm quyền ký kết Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
- Trách nhiệm của tổ chức chủ trì thực hiện kiểm tra nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định ra sao?
- Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hay không?
Ai có thẩm quyền ký kết Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Ai có thẩm quyền ký kết Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Hợp đồng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (sau đây gọi là Hợp đồng) được ký kết giữa bên đặt hàng (bên A) là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm đại diện và bên nhận đặt hàng (bên B) là người đứng đầu các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt.
Đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ là các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu, tài khoản riêng hoặc các tổ chức không phải đơn vị dự toán thuộc Bộ, kinh phí được cấp qua Văn phòng Bộ thì Văn phòng Bộ đứng tên trong hợp đồng ký với tư cách là chủ tài khoản.
Mẫu hợp đồng quy định tại Phụ lục (PL14-HĐKHCN).
2. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức nhận đặt hàng hoàn thiện và giao nộp hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét hủy bỏ quyết định đặt hàng đối với các tổ chức không tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sau khi hợp đồng được ký duyệt:
a) Đối với các hợp đồng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ ký kết với Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ: Hợp đồng được lập thành 06 bộ, trong đó 04 bộ gửi tổ chức được giao nhiệm vụ, 01 bộ lưu giữ ở Vụ Khoa học và Công nghệ và 01 bộ do chuyên viên được phân công theo dõi lưu giữ;
b) Đối với các hợp đồng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ ký kết với Văn phòng Bộ: Hợp đồng được lập thành 08 bộ, trong đó 04 bộ gửi tổ chức được giao nhiệm vụ, 02 bộ lưu giữ ở Văn phòng Bộ, 01 bộ lưu giữ ở Vụ Khoa học và Công nghệ và 01 bộ do chuyên viên được phân công theo dõi lưu giữ.
4. Trên cơ sở văn bản đề xuất của tổ chức chủ trì nhiệm vụ, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định điều chỉnh tên nhiệm vụ, tổ chức chủ trì nhiệm vụ. Việc điều chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ phải trước thời hạn kết thúc hợp đồng và chỉ được thực hiện 01 lần không quá 12 tháng đối với nhiệm vụ có thời gian thực hiện 24 tháng trở lên và 06 tháng đối với nhiệm vụ có thời gian thực hiện dưới 24 tháng. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Hợp đồng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông được ký kết giữa bên đặt hàng (bên A) là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm đại diện và bên nhận đặt hàng (bên B) là người đứng đầu các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt.
Đối với tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ là các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu, tài khoản riêng hoặc các tổ chức không phải đơn vị dự toán thuộc Bộ, kinh phí được cấp qua Văn phòng Bộ thì Văn phòng Bộ đứng tên trong hợp đồng ký với tư cách là chủ tài khoản.
Mẫu hợp đồng quy định tại Phụ lục (Mẫu PL14-HĐKHCN ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT).
Trách nhiệm của tổ chức chủ trì thực hiện kiểm tra nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định ra sao?
Theo Điều 18 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Trong quá trình triển khai thực hiện, tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót làm ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, tiến độ kế hoạch, kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt.
2. Sau 06 tháng tính từ thời điểm ký hợp đồng khoa học và công nghệ, các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân kinh phí theo mẫu (PL15-BCĐK) về Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vào tháng 9-10 hàng năm, Vụ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ kiểm tra tiến độ thực hiện, kết quả đạt được, tình hình giải ngân và sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; trường hợp kiểm tra đột xuất sẽ thông báo cho tổ chức chủ trì trước 01 ngày làm việc.
4. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp kết quả, đề xuất phương án xử lý cần thiết. Kết quả kiểm tra là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét việc đình chỉ hoặc tiếp tục triển khai thực hiện, điều chỉnh bổ sung và thanh lý hợp đồng. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ được lập theo mẫu (PL16-BBKT), lưu
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức chủ trì thực hiện kiểm tra, đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được quy định như sau:
- Trong quá trình triển khai thực hiện, tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót làm ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, tiến độ kế hoạch, kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt.
- Sau 06 tháng tính từ thời điểm ký hợp đồng khoa học và công nghệ, các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân kinh phí theo Mẫu PL15-BCĐK ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT về Vụ Khoa học và Công nghệ.
Tổ chức chủ trì có được tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hay không?
Theo Điều 19 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nghiệm thu cấp cơ sở)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho Vụ Khoa học và Công nghệ và phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá theo mẫu (PL17-BCTĐG).
Theo đó, căn cứ trên quy định tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu (nghiệm thu cấp cơ sở) cho Vụ Khoa học và Công nghệ và phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá theo mẫu (Mẫu PL17-BCTĐG ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?