Ai có quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
- Ai có quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
- Việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước để chi trả cho cán bộ công chức được quy định ra sao?
- Cán bộ công chức có quyền kiến nghị về phương án sử dụng số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
Ai có quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
Ai có quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí
1. Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước:
a) Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đề nghị tỷ lệ, phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định tại Điều 4 Quy chế này trình Tổng Kiểm toán Nhà nước.
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Thành phần hội nghị gồm: Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền, Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước và thủ trưởng các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
2. Đối với các Kiểm toán Nhà nước khu vực:
a) Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực đề nghị tỷ lệ, phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định tại Điều 4 Quy chế này trình Kiểm toán trưởng.
b) Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Thành phần hội nghị gồm: Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền, Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực và trưởng các phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được quy định cụ thể trong 02 trường hợp sau:
(1) Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước:
Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm.
(2) Đối với các Kiểm toán Nhà nước khu vực:
Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm.
Việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước để chi trả cho cán bộ công chức được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chi trả
1. Đảm bảo cán bộ, công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động và hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan;
2. Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động;
3. Đảm bảo hài hoà về thu nhập giữa cán bộ công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong cơ quan;
4. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước; kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước khu vực được chi cho cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước để chi trả cho cán bộ công chức được quy định như sau:
- Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
- Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước khu vực được chi cho cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Cán bộ công chức có quyền kiến nghị về phương án sử dụng số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
Theo Điều 7 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Công khai kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước
1. Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm gửi thông báo cho các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước về số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm và phương án sử dụng sau khi có quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Thủ trưởng và tổ chức công đoàn của các đơn vị sau khi nhận được thông báo phải tổ chức công bố cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị biết; đồng thời phải niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị.
2. Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực có trách nhiệm gửi thông báo cho các phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực về số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm và phương án sử dụng sau khi có quyết định của Kiểm toán trưởng; đồng thời phải niêm yết trên bảng thông báo của Kiểm toán Nhà nước khu vực. Lãnh đạo các phòng sau khi nhận được thông báo phải công bố cho cán bộ, công chức và người lao động trong phòng biết.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo, cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan có quyền kiến nghị về số kinh phí và phương án sử dụng số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Quá thời hạn trên, mọi trường hợp kiến nghị sẽ không được chấp nhận và số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm và phương án sử dụng sẽ chính thức được thực hiện.
Đối với kiến nghị của cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, việc giải quyết do Tổng Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước cùng Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán Nhà nước giải quyết; đối với kiến nghị của cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực, việc giải quyết do Kiểm toán trưởng uỷ quyền cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực cùng Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực giải quyết.
Thời hạn xem xét giải quyết tối đa không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Căn cứ quy định trên thì cán bộ công chức có quyền kiến nghị về phương án sử dụng số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?