Ai có quyền thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở đánh giá dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng?
- Kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng được đánh giá ở bao nhiêu mức?
- Ai có quyền thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở đánh giá dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng?
- Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở được quy định thế nào?
Kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng được đánh giá ở bao nhiêu mức?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định như sau:
Nội dung, mức đánh giá, nghiệm thu và yêu cầu đối với sản phẩm nghiệm thu của dự án đầu tư phòng thí nghiệm
...
2. Mức đánh giá:
a) Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm ở 02 (hai) mức: “Đạt” và “Không đạt” thông qua Phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ.
b) Dự án đầu tư phòng thí nghiệm được đánh giá ở mức “Đạt” khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số phiếu của thành viên hội đồng đánh giá ở mức “Đạt”. Dự án đầu tư được đánh giá ở mức “Không đạt” khi có số phiếu đánh giá “Đạt” thấp hơn 2/3 (hai phần ba) số phiếu của thành viên hội đồng.
...
Theo đó, kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng được đánh giá ở 02 mức: "Đạt" và "Không đạt", cụ thể:
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng ở 02 mức: “Đạt” và “Không đạt” thông qua Phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ.
+ Dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng được đánh giá ở mức “Đạt” khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số phiếu của thành viên hội đồng đánh giá ở mức “Đạt”.
+ Dự án đầu tư được đánh giá ở mức “Không đạt” khi có số phiếu đánh giá “Đạt” thấp hơn 2/3 (hai phần ba) số phiếu của thành viên hội đồng.
Ai có quyền thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở đánh giá dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng?
Ai có quyền thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở đánh giá dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định như sau:
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở
1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở: Do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
2. Thành phần Hội đồng:
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở có 07 (bảy) thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 (một) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Ủy viên Hội đồng:
- Ủy viên Thư ký: 01 (một) cán bộ cơ quan quản lý khoa học và công nghệ đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Ủy viên Phản biện (gồm 02 thành viên): Là chuyên gia, cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành của dự án đầu tư phòng thí nghiệm;
- Ủy viên khác: Là cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực đầu tư của dự án.
c) Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng có thể nhiều hơn 07 (bảy) thành viên do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định.
...
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở đánh giá dự án đầu tư phòng thí nghiệm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở có 07 thành viên, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 (một) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Ủy viên Hội đồng:
+ Ủy viên Thư ký: 01 (một) cán bộ cơ quan quản lý khoa học và công nghệ đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Ủy viên Phản biện (gồm 02 thành viên): Là chuyên gia, cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành của dự án đầu tư phòng thí nghiệm;
+ Ủy viên khác: Là cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực đầu tư của dự án.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng có thể nhiều hơn 07 thành viên do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định.
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở như sau:
(1) Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Ban hành Quyết định thành lập Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng;
- Quyết định thời gian tổ chức và chủ trì phiên họp của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả đánh giá cấp Cơ sở của Hội đồng;
- Xác nhận việc hoàn thiện hồ sơ dự án theo ý kiến kết luận của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
(2) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Thư ký:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho phiên họp Hội đồng;
- Chuẩn bị các văn bản liên quan đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự án và gửi tới Chủ tịch Hội đồng trước phiên họp; ghi chép các ý kiến thảo luận, xây dựng và hoàn thiện biên bản họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Cơ sở theo quy định;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
(3) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Phản biện:
- Thẩm định, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện dự án;
- Gửi phiếu nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án về Hội đồng đánh giá cấp cơ sở trước phiên họp Hội đồng 03 ngày làm việc;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này.
(4) Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên hội đồng:
- Yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu và phối hợp kiểm tra sản phẩm của dự án phục vụ công tác đánh giá;
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án và gửi phiếu nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án về Hội đồng đánh giá cấp cơ sở trước phiên họp Hội đồng 03 ngày làm việc;
- Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện dự án;
- Bỏ Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?