Ai có quyền thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng? Thành viên của ban này gồm những ai?
- Ai có quyền thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng?
- Thành phần ban chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng sẽ gồm những ai?
- Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Ai có quyền thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (viết tắt là doanh nghiệp cấp I), gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tổng công ty, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Bộ Quốc phòng.
...
Và căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
1. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp cấp I;
b) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Tổng công ty (công ty) quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp cấp II.
...
Như vậy, người có quyền thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (doanh nghiệp cấp I) là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Thành phần ban chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng sẽ gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
...
2. Thành phần Ban Chỉ đạo
a) Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp cấp I, gồm:
Trưởng ban: Thủ trưởng Bộ Quốc phòng;
Phó Trưởng ban thường trực: Cục trưởng Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng;
Phó trưởng ban: Thủ trưởng Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng;
Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp cấp I;
Các ủy viên, gồm thủ trưởng các cơ quan: Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng; Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp cổ phần hóa; Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch doanh nghiệp cổ phần hóa; Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp cổ phần hóa; Phòng Quản lý doanh nghiệp/Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng (Ủy viên thường trực), Chi cục Tài chính doanh nghiệp/Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng. Trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty thì thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính;
Trưởng ban Chỉ đạo thành lập Tổ công tác trung tâm giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
...
Theo đó, thành phần ban chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng gồm những thành viên được quy định như trên.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 155/2019/TT-BQP quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa
1. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp cấp I có quyền hạn, trách nhiệm sau:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng;
b) Quyết định thành lập Tổ giúp việc để triển khai công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp;
c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai cổ phần hóa của doanh nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
d) Được sử dụng con dấu của Bộ Quốc phòng trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Căn cứ Quyết định cổ phần hóa của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện các nội dung sau:
- Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc; dự toán chi phí cổ phần hóa). Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa do nguyên nhân chủ quan thì Người quản lý doanh nghiệp được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án sử dụng lao động.
- Xây dựng phương án cổ phần hóa và Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần.
- Phối hợp với các tổ chức đấu giá bán cổ phần theo quy định.
- Xác định số tiền thu về từ cổ phần hóa phù hợp với hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp, lập báo cáo quyết toán (quyết toán tài chính thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động, chi phí ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn).
- Thực hiện công bố công khai kịp thời, đầy đủ quá trình cổ phần hóa theo quy định theo khoản 1 Điều 11 và Điều 46 Nghị định 126/2017/NĐ-CP; đồng thời đăng trên Cổng thông tin điện tử Ngành kinh tế quân đội (www.ckt.gov.vn).
e) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu;
g) Thẩm tra và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định: Lựa chọn tổ chức tư vấn, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phần; công bố giá trị doanh nghiệp; phê duyệt phương án sử dụng lao động; phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty thì Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa;
h) Tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kết quả bán cổ phần;
i) Tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp; điều chỉnh phương án cổ phần hóa. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty mẹ - Tổng công ty báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa;
k) Thẩm tra và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
l) Tham gia về việc cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
m) Giám sát việc bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần;
n) Tham dự và chỉ đạo Đại hội đồng cổ đông lần đầu của công ty cổ phần.
...
Như vậy, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm và quyền hạn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?