Ai có quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính? Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị sáp nhập đơn vị hành chính như thế nào?
Ai có quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính?
Căn cứ vào Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
- Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc sáp nhập đơn vị hành chính.
Như vậy, về trường hợp của Thành phố Thủ Đức thì cơ quan có thẩm quyền quyết định là Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Ai có quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng đề án sáp nhập đơn vị hành chính?
Căn cứ vào Điều 130 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về xây dựng đề án sáp nhập đơn vị hành chính như sau:
Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
Trường hợp của Thành phố Thủ Đức là do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng đề án báo cáo Chính phủ.
Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị sáp nhập đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 132 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị sáp nhập đơn vị hành chính như sau:
Bước 1: Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập đơn vị hành chính (Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015), nếu có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án sáp nhập đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương nhập đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
Bước 3: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc thẩm tra đề án sáp nhập đơn vị hành chính được thực hiện theo Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Tổ chức chính quyền địa phương khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như thế nào?
Căn cứ vào Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp:
- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
- Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?