Ai có quyền đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng dân sự?
Ai có quyền đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng dân sự?
Theo khoản 11 Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.
3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.
6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.
8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.
13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định thì Thẩm phán có quyền đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng dân sự.
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo Điều 50 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án.
3. Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
4. Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, khi được Chánh án Tòa án phân công hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng dân sự, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
- Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
Ai có quyền đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng dân sự? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng trong những trường hợp nào?
Theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi Thẩm tra viên như sau:
Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Theo quy định Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng trong những trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?