Ai chịu trách nhiệm quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ?
- Ai chịu trách nhiệm quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ?
- Công chức văn thư có trách nhiệm như thế nào về việc quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ?
- Thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ được sử dụng như thế nào?
Ai chịu trách nhiệm quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2696/QĐ-BKHCN năm 2022, có quy định về quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:
Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng việc quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ trách nhiệm quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ? (Hình từ Internet)
Công chức văn thư có trách nhiệm như thế nào về việc quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2696/QĐ-BKHCN năm 2022, có quy định về quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:
Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
…
2. Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan được giao cho công chức Văn thư Bộ quản lý và sử dụng. Công chức văn thư được giao nhiệm vụ trên phải chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ, trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng con dấu thiết bị lưu khóa bí mật tương ứng và có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
a) Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan tại phòng làm việc của công chức Văn thư Bộ trong Trụ sở Bộ. Trường hợp cần đưa con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan ra khỏi cơ quan phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng Bộ và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật. Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan phải được bảo quản an toàn trong giờ cũng như ngoài giờ làm việc;
b) Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan cho người khác lưu giữ khi được đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng Bộ. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan phải được lập biên bản;
c) Phải trực tiếp đóng dấu văn bản và bản sao văn bản; ký số vào văn bản điện tử trên Hệ thống VBĐH;
d) Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện;
đ) Không được đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công chức văn thư có trách nhiệm về việc quản lý sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
- Bảo quản an toàn, sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan tại phòng làm việc của công chức Văn thư Bộ trong Trụ sở Bộ. Trường hợp cần đưa thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan ra khỏi cơ quan phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng Bộ và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật. Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan phải được bảo quản an toàn trong giờ cũng như ngoài giờ làm việc;
- Chỉ giao thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan cho người khác lưu giữ khi được đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng Bộ. Việc bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan phải được lập biên bản.
Thiết bị lưu khóa bí mật của Bộ Khoa học và Công nghệ được sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2696/QĐ-BKHCN năm 2022, có quy định về
Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định;
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái;
c) Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính thực hiện theo quy định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên Bộ Khoa học và Công nghệ, hoặc tên của phụ lục;
d) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do Bộ ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP .
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do Bộ ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?