5 Mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em?

5 Mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết đoạn văn, văn bản đối với học sinh lớp 5 thế nào? Đặc điểm của môn học Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông là gì?

5 Mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em?

Dưới đây là tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em hay nhất:

Mẫu 1: Ngoại hình của mẹ

Mẹ em là một người mang vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Mẹ có dáng người nhỏ nhắn, nhưng nhanh nhẹn và luôn tràn đầy năng lượng. Làn da mẹ không trắng như ngọc, nhưng rám nắng khỏe mạnh, thể hiện rõ nét sự cần cù, vất vả của bao năm tháng lao động. Mái tóc mẹ dài, đen tuyền, thường được mẹ búi gọn gàng sau gáy. Đôi mắt mẹ to, đen láy và luôn ánh lên sự ấm áp, yêu thương. Mỗi khi em buồn hay gặp chuyện không vui, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy là em như được an ủi, vỗ về. Nụ cười của mẹ không chỉ làm dịu lòng người đối diện mà còn lan tỏa sự tích cực đến mọi người xung quanh. Đôi bàn tay mẹ gầy gò, nổi rõ những đường gân xanh do nhiều năm làm việc, nhưng chính đôi tay ấy đã chăm sóc em từng bữa ăn, giấc ngủ từ khi còn thơ bé.

Mẫu 2: Tính cách của bố

Bố em là người đàn ông điềm đạm, ít nói nhưng rất sâu sắc. Từ nhỏ, em đã cảm nhận được ở bố một sự nghiêm khắc nhưng ẩn sâu trong đó là tình thương vô bờ bến. Bố ít thể hiện cảm xúc ra bên ngoài, không hay nói những lời ngọt ngào, nhưng từng hành động, từng cử chỉ của bố đều cho thấy sự quan tâm thầm lặng. Khi em ốm, bố không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ pha cho em một ly nước cam, hay thức khuya canh chừng xem em có sốt không. Bố sống nguyên tắc và luôn dạy em phải sống trung thực, biết giữ lời hứa và có trách nhiệm với bản thân cũng như với người khác. Bố dạy em cách đối mặt với khó khăn bằng bản lĩnh và sự kiên trì. Bên ngoài có vẻ lạnh lùng, nhưng thực chất bố lại là người rất tình cảm. Mỗi lần em đạt thành tích tốt, bố chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, nhưng em biết trong lòng bố đang rất tự hào. Bố cũng rất yêu thương mẹ và luôn quan tâm đến từng bữa ăn giấc ngủ của cả gia đình. Sự trầm lặng của bố chính là nền tảng vững chắc giúp gia đình em uôn yên ấm và hạnh phúc.

Mẫu 3: Sự chăm chỉ của chị gái

Chị gái em là người rất chăm chỉ và có trách nhiệm. Dù đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học, chị vẫn tranh thủ thời gian rảnh đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Mỗi sáng, chị dậy từ rất sớm để nấu ăn sáng cho cả nhà, rồi mới đến trường học. Những ngày được nghỉ học, chị nhận làm thêm ở quán cà phê hoặc dạy kèm cho học sinh cấp 2. Chị luôn biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để không bị lỡ bất kỳ việc gì. Có lần em hỏi chị sao không nghỉ ngơi nhiều hơn, chị chỉ cười và nói: "Sau này em lớn sẽ hiểu, cố gắng lúc trẻ để tương lai đỡ vất vả hơn." Câu nói đơn giản ấy khiến em nhớ mãi và càng thêm cảm phục chị. Chị chưa bao giờ than phiền, luôn giữ thái độ tích cực và lạc quan. Chính sự siêng năng và ý chí vươn lên của chị đã trở thành tấm gương sáng cho em noi theo. rất tự hào khi có một người chị như vậy trong gia đình.

Mẫu 4: Tình cảm của ông nội

Ông nội em là người rất giàu tình cảm và luôn dành trọn tình yêu thương cho con cháu. Dù đã ngoài bảy mươi tuổi, ông vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông có thói quen mỗi sáng dậy sớm, đi bộ quanh xóm, sau đó về nhà pha ấm trà nóng, ngồi đọc báo và chơi với mấy chậu cây cảnh trong vườn. Em nhớ mãi những buổi tối mùa hè, ông hay kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết hay kỷ niệm thời ông còn trẻ. Giọng kể của ông trầm ấm, lôi cuốn khiến em nghe mãi không chán. Ông rất hay cười và luôn nói rằng: "Cười nhiều thì sống lâu, cháu ạ!" Mỗi khi em có chuyện buồn, ông luôn là người lắng nghe đầu tiên, rồi từ tốn khuyên nhủ bằng những lời giản dị nhưng sâu sắc. Tình cảm của ông không phô trương mà âm thầm, lặng lẽ, nhưng lại khiến em cảm thấy ấm áp vô cùng. Em uôn cảm thấy may mắn vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông.

Mẫu 5: Ngoại hình của bà ngoại

Bà ngoại đã gần tám mươi tuổi rồi, nên lưng đã hơi còng xuống. Dáng người bà khá mập mạp, nhưng làn da đã hơi nhão ra, không còn săn chắc như lúc còn trẻ. Khuôn mặt bà tròn đầy phúc hậu. Mái tóc bạc trắng như cước lúc nào cũng được búi gọn ở phía sau. Đôi mắt của bà đã mờ, cần đeo kính mới nhìn rõ được. Lúc nào bà cũng nhìn em và bố mẹ bằng ánh mắt chứa chan tình yêu thương và quan tâm sâu sắc. Miệng bà nhỏ, hai khóe miệng hơi cụp xuống dưới. Khi nhai trầu, khóe môi sẽ chụm lại, bõm bẽm nhai trong thật là đáng yêu.

Lưu ý: Những đoạn văn trên chỉ mang tính chất tham khảo

5 Mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em?

5 Mẫu viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết đoạn văn, văn bản đối với học sinh lớp 5 thế nào?

Theo quy định tại Phần V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn bàn hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì học sinh lớp 5 cần đạt các yêu cầu về viết đoạn văn, văn bản như sau:

Quy trình viết
- Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.
Thực hành viết
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.
- Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.
- Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
- Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).
- Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.

Như vậy, yêu cầu cần đạt trong quy trình viết đoạn văn, văn bản đối với học sinh lớp 5 là viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.

Đặc điểm của môn học Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Đặc điểm của môn học Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông được nêu tại Phần I Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

- Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuyết minh về Dinh độc lập ngắn gọn? Bài giới thiệu về Dinh độc lập? Giá vé Dinh độc lập hiện nay là bao nhiêu một lượt?
Pháp luật
Mẫu Biên bản họp tổ văn phòng? Biên bản họp tổ văn phòng trường học? Tải mẫu? Tổ Văn phòng trường trung học sinh hoạt với tần suất như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ tổ chuyên môn? Tải mẫu báo cáo sơ kết học kỳ tổ chuyên môn mới nhất ở đâu?
Pháp luật
03 Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4? Dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Pháp luật
Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết? Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì?
Pháp luật
Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
Pháp luật
5 Mẫu đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử? Học sinh trung học cơ sở được hút thuốc lá điện tử không?
Pháp luật
03 Đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Pháp luật
Môn Toán học: Công thức tính chu vi, diện tích các hình học cơ bản? Đặc điểm của môn Toán học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ? Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng điệp ngữ? Nhiệm vụ của học sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
61 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào