5 Điều gì mà Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện đối với dịch vụ hành khách tại điểm đi?
5 Điều gì mà Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện đối với dịch vụ hành khách tại điểm đi?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT có quy định về 5 điều mà Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện đối với dịch vụ hành khách tại điểm đi bao gồm:
(1) Đảm bảo diện tích mặt bằng đối với khu vực làm thủ tục và không gian lưu thông tối thiểu 1,2 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
(2) Cung cấp đủ số lượng quầy làm thủ tục cho hãng hàng không trên cơ sở yêu cầu của hãng hàng không và phù hợp với cơ sở hạ tầng tại nhà ga;
(3) Cung cấp đầy đủ bảng hiệu với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (sử dụng bảng điện tử, màn hình hoặc bảng treo) để hiển thị thông tin về chuyến bay, thời gian đóng quầy dự kiến; bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay, hướng dẫn về các loại giấy tờ cần thiết khi đi tàu bay theo quy định về an ninh hàng không tại quầy làm thủ tục;
(4) Đáp ứng diện tích mặt bằng đối với khu vực chờ tại cửa ra tàu bay và không gian lưu thông tối thiểu 0,6 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
(5) Bố trí số lượng ghế ngồi tại cảng hàng không như sau: bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 5% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực làm thủ tục; bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 70% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực chờ ra tàu bay; bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật.
5 Điều gì mà Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện đối với dịch vụ hành khách tại điểm đi? (Hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không hiện nay?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 05/2021/NĐ-CP có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không hiện nay như sau:
(1) Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc quyền sở hữu hoặc được nhà nước giao, cho thuê quyền khai thác hoặc được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác theo quy định của pháp luật, bao gồm các hình thức sau:
- Trực tiếp quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật;
- Giao hoặc thuê tổ chức trực tiếp khai thác cảng hàng không, sân bay; trường hợp này thì doanh nghiệp cảng hàng không vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.
(2) Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch cảng hàng không đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện đầu tư, xây dựng theo kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
(3) Ký hợp đồng giao kết theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
(4) Xây dựng, bảo trì, duy trì hoạt động các công trình hệ thống hàng rào an ninh, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung gồm đường giao thông nội cảng ngoài sân bay, công trình cấp điện, công trình cấp nước, công trình thoát nước, công trình bảo vệ môi trường, công trình thông tin liên lạc và các công trình thiết yếu của cảng hàng không, trừ các công trình thuộc phạm vi quản lý, khai thác của doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay.
(5) Đầu tư, trang bị công cụ, công nghệ, các phần mềm hỗ trợ, phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành sân bay theo năng lực khai thác và giờ cất hạ cánh của tàu bay, sử dụng sân đỗ tàu bay, phối hợp hiệp đồng ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu và kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) Phối hợp với các cơ quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu và kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(7) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 64 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006
Nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định về các nguyên tắc hoạt động hàng không dân dụng hiện nay bao gồm:
(1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(2) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
(3) Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
(4) Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?
- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?