05 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ Văn?

05 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Lập dàn ý bài văn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục ban hành kèm Thông tư 32?

05 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Tham khảo 05 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới đây:

Đoạn 1

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là một trong những dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến dịch thể hiện rõ nét ý chí kiên cường và khát vọng tự do dân tộc của nhân dân ta. Đứng trước một đội quân mạnh của Pháp được trang bị đầy đủ vũ khí tân tiến và sự hậu thuẫn của nước Mỹ nhưng quân dân nước ta vẫn không hề sợ hãi mà chiến đấu tới cùng. Chính lòng yêu nước và sự dũng cảm không sợ hãi trước quân thù đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu của dân tộc Việt Nam. Mỗi lần nghĩ về chiến dịch này tôi lại càng nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và sự biết ơn sâu sắc đến những người anh hùng đã hi sinh thân mình dành lấy hòa bình cho đất nước hôm nay. Chiến dịch Điện Biên Phủ mãi mãi là một bài học lớn về sức mạnh lòng dân, về giá trị của độc lập, tự do. Cho ta biết hòa bình không bao giờ đến dễ dàng mà phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu và nước mắt. Chính vì lẽ đó, các thế hệ sau hãy luôn biết ơn công lao của những người đi trước, những người đã hi sinh để cho chúng ta có sự độc lập, tự do hôm nay. Hãy ngày càng phấn đấu nối tiếp cha ông phát triển đất nước càng giàu mạnh hơn.

Xem đầy đủ 05 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ tại đây. Tải về

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

05 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ Văn?

05 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ Văn? (Hình từ Internet)

Lập dàn ý bài văn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ?

Tham khảo dàn ý bài văn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới đây để có thể viết một bài văn hay hơn:

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

2. Thân bài: Nêu sơ lược về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính của chiến dịch; ý nghĩa lịch sử; chúng ta rút ra được bài học gì từ đấy; suy nghĩ của bản thân em về Chiến dịch Điện Biên Phủ.

* Hoàn cảnh lịch sử và diễn biến chính

- Thực dân Pháp quyết định xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ để làm "pháo đài bất khả xâm phạm" sau khi đã thất bại nhiều lần trước quân dân ta.

- Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 3 đến tháng 5 1954.

- Kết quả: Quân ta tiêu diệt được quân địch tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tính lịch sử và buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneve.

* Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam: Đập tan ách thống trị của thực dân Pháp, đánh dấu bước ngoặt cho nền độc lập dân tộc nước nhà.

- Đối với thế giới: Góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

* Bài học rút ra từ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thấy được sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân và tầm quan trọng của chiến lược, chiến thuật linh hoạt.

* Suy nghĩ của bản thân

- Sự tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ đi trước đã hi sinh anh dũng để đổi lại sự hòa bình hôm nay.

- Tự có ý thức trách nhiệm về bản thân đối với đất nước

3. Kết bài

Một lần nữa khẳng định vị trí của dân tộc, giá trị to lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời nhấn mạnh tinh thần Điện Biên Phủ mãi là động lực cho thế hệ hôm nay và mãi về sau.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Lưu ý: Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về

Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục ban hành kèm Thông tư 32?

Căn cứ theo Mục 3 Chương III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ mục tiêu cấp trung học cơ sở môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục như sau:

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Chiến dịch Điện Biên Phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn bộ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng chiến dịch ĐBP?
Pháp luật
05 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu cấp trung học cơ sở của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Đợt 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ đợt 3 ra sao?
Pháp luật
Những di tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nên ghé thăm tại Điện Biên? Liệt kê các di tích tại Điện Biên?
Pháp luật
Đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? 3 đợt tấn công chiến dịch Điện Biên Phủ?
Pháp luật
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt? Đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở đâu?
Pháp luật
Đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? Chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày lễ lớn trong năm đúng không?
Pháp luật
STT cap Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 hay ý nghĩa? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 NLĐ có được nghỉ?
Pháp luật
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ? Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 7 5 1954 ngắn gọn? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến dịch Điện Biên Phủ
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào