03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở?
03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở?
03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở được quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT như sau:
(1) Bảo đảm phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(2) Bảo đảm mục tiêu xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng kĩ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết; nội dung lồng ghép có trọng tâm, trọng điểm thông qua các phương pháp, hình thức phù hợp.
(3) Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi; được tiến hành thông qua nội dung các môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm thống nhất giữa các cấp học và không làm thay đổi quy định về khung chương trình giáo dục phổ thông đối với mỗi cấp học.
03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở? (hình từ internet)
Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở như thế nào?
Lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh đối với học sinh trung học cơ sở được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương, tập trung vào các môn học: Ngữ văn; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Nội dung giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 6 đến lớp 9: giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kì lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; quyền lợi, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu một số sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; giới thiệu một số nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội đối với học sinh; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước.
- Chủ đề lồng ghép theo từng lớp
+ Lớp 6: giới thiệu lịch sử và truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam; địa danh lịch sử gắn với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc; cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Lớp 7: giới thiệu hoạt động, hình ảnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Lớp 8: giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; giới thiệu một số mốc quốc giới; tác hại của tệ nạn xã hội tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; trách nhiệm của học sinh tham gia phòng, chống bạo lực học đường.
+ Lớp 9: Hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược đối với dân tộc Việt Nam; một số hình ảnh về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; giới thiệu một số bài hát ca ngợi truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam; trách nhiệm của học sinh tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh trung học cơ sở đối với nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh?
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh trung học cơ sở đối với nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT như sau:
(1) Yêu cầu chung
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; ý thức, trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực
Hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt: nhận thức về quốc phòng và an ninh ở mức độ đơn giản; vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.
(2) Yêu cầu cụ thể
Hiểu biết về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua các thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước; truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an Nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ; chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo và an ninh biên giới quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hình thành nhận thức về quốc phòng, an ninh ở mức độ đơn giản, trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Phương pháp giáo dục môn giáo dục quốc phòng và an ninh gồm gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?